Chứng khoán BOS làm ăn ra sao trước khi các lãnh đạo rơi vào vòng lao lý

BOS Việt nAM
22:26 - 08/04/2022
Chứng khoán BOS làm ăn ra sao trước khi các lãnh đạo rơi vào vòng lao lý
0:00 / 0:00
0:00
Công ty CP Chứng khoán BOS từng mắc các sai phạm đến mức bị phạt trong hoạt động kinh doanh, trước khi loạt nhân sự cấp cao công ty này vướng vào vòng lao lý ngày 8/4 vì giúp sức ông Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán.

Công ty CP Chứng khoán BOS (Chứng khoán BOS, mã ART) thành lập năm 2008 tiền thân là Công ty CP Chứng khoán Artex. Năm 2011-2012, Chứng khoán Artex đổi thành Công ty CP Chứng khoán FLC (FLCS). Đến năm 2019, Chứng khoán FLC lại đổi thành Công ty CP Chứng khoán BOS, chính thức đưa hệ thống giao dịch phái sinh vào hoạt động, mã cổ phiếu niêm yết là ART.

Theo thông tin doanh nghiệp công bố trên website, ông Trịnh Văn Quyết, cựu chủ tịch Tập đoàn FLC đã bị khởi tố bắt tạm giam, cũng từng có thời gian ngắn làm Chủ tịch HĐQT của công ty chứng khoán BOS.

Theo báo cáo quản trị năm 2021, vốn điều lệ của Chứng khoán BOS là 969,2 tỷ đồng, số lượng cổ phiếu lưu hành 96,9 triệu. Trong đó, ông Trịnh Văn Quyết đang sở hữu 3,2% cổ phần công ty chứng khoán này. Nhiều cá nhân trong gia đình ông Quyết và FLC giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại doanh nghiệp. Cụ thể, em gái ông Trịnh Văn Quyết là bà Trịnh Thị Thuý Nga giữ chức vụ Thành viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc Chứng khoán BOS.

Còn Chủ tịch HĐQT Chứng khoán BOS là bà Hương Trần Kiều Dung đồng thời là Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC, đang nắm giữ 0,52% vốn.

Về tình hình kinh doanh năm 2021, dù thị trường có năm bùng nổ về thanh khoản và nhiều đơn vị trong ngành tăng trưởng vài trăm phần trăm về doanh số, doanh thu môi giới chứng khoán của BOS chỉ đạt 35 tỷ đồng, tăng nhẹ 3 tỷ đồng so với cùng kỳ 2020. Tổng doanh thu hoạt động của công ty thậm chí còn giảm gần 40% so với năm 2020 (151 tỷ đồng) xuống 94 tỷ đồng. Hoạt động tự doanh, cho vay margin đều giảm mạnh.

Tuy vậy, lợi nhuận kế toán trước thuế của Chứng khoán BOS vẫn tăng 25 lần đạt 37,2 tỷ đồng nhờ chi phí hoạt động kinh doanh giảm mạnh.

Cụ thể, theo báo cáo giải trình kết quả kinh doanh, chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm mạnh 55%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 33% so với cùng kỳ năm trước.

Về phân chia lợi nhuận năm 2021, thu nhập của ban lãnh đạo BOS được đánh giá là ở mức khá. Trong năm 2021, bà Nguyễn Quỳnh Anh, Tổng giám đốc BOS nhận về 1 tỷ đồng, bà Trịnh Thị Thuý Nga, Phó TGĐ - em gái ông Trịnh Văn Quyết, nhận về hơn 600 triệu đồng và bà Hương Trần Kiều Dung nhận riêng khoản thù lao 167 triệu đồng từ Chứng khoán BOS.

Về cổ phiếu, danh mục cổ phiếu mà Chứng khoán BOS nắm giữ hầu hết cũng là các mã liên quan đến "họ FLC".

Khoản đầu tư đáng giá nhất của Chứng khoán BOS, chiếm hơn 90% danh mục cổ phiếu niêm yết là cổ phiếu GAB của Công ty Cổ phần Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (FLC GAB). Trong tổng số gần 150 tỷ đồng giá trị cổ phiếu mà Chứng khoán BOS đang nắm giữ, riêng khoản đầu tư vào GAB đã chiếm hơn 130 tỷ đồng.

Chứng khoán BOS cũng nắm trong tay nhiều cổ phiếu chưa niêm yết liên quan đến tập đoàn FLC. Hai khoản đầu tư lớn nhất bao gồm gần 140 tỷ đồng mua cổ phiếu FCA của Công ty Cổ phần vốn và Quản lý tài sản FLC, FHH của Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh và Phát triển bất động sản FLCHomes.

Bản thân cổ phiếu ART của chính Chứng khoán BOS cũng có mức biến động giá rất mạnh tương tự các mã thuộc "họ FLC". Sau thời gian dài liên tục được giao dịch dưới mệnh giá, cổ phiếu ART tăng mạnh từ quý IV/2021 và lập đỉnh hơn 18.000 đồng/cổ phiếu trong tháng 1. Tuy nhiên, cổ phiếu này sau đó lại lao dốc, đóng cửa phiên giao dịch 8/4 với mức 8.000 đồng/cổ phiếu.

Hoạt động của Chứng khoán BOS từng vướng nhiều sai phạm

Trước khi bị nhắc đến trong việc thông đồng với ông Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán, trong quá trình hoạt động, Chứng khoán BOS cũng từng bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt.

Cụ thể, vào cuối năm 2019, công ty này bị xử phạt 125 triệu đồng vì có hành vi cho khách hàng mua chứng khoán khi không đủ tiền.

Tháng 2/2021, công ty này tiếp tục bị xử phạt 125 triệu đồng vì cùng lý do đã cho khách hàng mua chứng khoán khi không có đủ tiền theo quy định. Trong giai đoạn từ ngày 1/9/2019 đến ngày 15/4/2020, tại một số thời điểm, Công ty cho một số khách hàng đặt lệnh mua chứng khoán khi không có đủ 100% tiền. Đồng thời, công ty này cũng bị phạt 85 triệu do không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, dữ liệu, tài liệu, chứng từ liên quan đến hoạt động của công ty chứng khoán.

Tới tối 8/4, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam bà Hương Trần Kiều Dung, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán BOS và bà Nguyễn Quỳnh Anh, Tổng giám đốc BOS, vì vai trò đồng phạm giúp sức ông Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes báo lãi giảm 92% trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi giảm 92% trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của DBC tổ chức sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Dabaco muốn chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Tính đến 9h30 cuộc họp với sự tham dự của 294 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện cho 53,59% vốn điều lệ DBC.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.