Chuỗi bệnh viện lớn nhất Thái Lan tấn công mảng dịch vụ số

Y Tế THÁI LAN
17:47 - 07/12/2021
Chuỗi bệnh viện lớn nhất Thái Lan tấn công mảng dịch vụ số
0:00 / 0:00
0:00
Bangkok Dusit Medical Services (BDMS), chuỗi bệnh viện lớn nhất Thái Lan, đang có kế hoạch cung cấp dịch vụ y tế từ xa cho bệnh nhân nước ngoài vào năm 2023 trong nỗ lực phục hồi các hoạt động du lịch y tế. 

Chuỗi bệnh viên tư tiết lộ hiện họ mở rộng các dịch vụ kỹ thuật số ra nước ngoài sẽ là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Có thể trong hai năm tới, dịch vụ chăm sóc sức khỏe số cho bệnh nhân quốc tế sẽ được ra mắt.

Chủ tịch BDMS Poramaporn Prasarttong-Osoth cho biết: "Hiện tại, chúng tôi đang phát triển hệ sinh thái sức khỏe số. Trong đó, chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ dược phẩm và chăm sóc sức khỏe. Những dịch vụ này bao gồm hồ sơ sức khỏe, thông tin sức khỏe cập nhật, kết quả kiểm tra trước đây và các sản phẩm liên quan đến sức khỏe - tất cả đều có trên điện thoại di động của bạn”.

Tuy nhiên, ngay trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, chuỗi bệnh viện này đã bắt đầu giới thiệu các dịch vụ tư vấn và dược phẩm trực tuyến. Nhu cầu về dịch vụ trực tuyến đã tăng cao trong thời dịch do một số bệnh nhân chọn cách điều trị từ xa để đảm bảo an toàn cho bản thân thay vì đến gặp bác sĩ trực tiếp.

Tuy nhiên, việc mở rộng sẽ đòi hỏi BDMS phải nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định tại thị trường mà doanh nghiệp này có ý định tham gia. Bà Poramaporn cho biết: "Trong một số trường hợp nhất định, chúng tôi sẽ phải đàm phán hoặc xin phép chính phủ và các bộ ngành liên quan".

Tầm nhìn cho tương lai

Vào năm 2020, BDMS báo cáo lợi nhuận ròng 210 triệu USD, giảm 54% so với năm 2019. Doanh thu năm 2020 thấp hơn 17,6% ở mức 2,4 tỉ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu và lợi nhuận lần lượt phục hồi ở mức 6% và 7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mức này vẫn còn khiêm tốn so với thời trước đại dịch.

Việc mở rộng dịch vụ số sẽ giúp chuỗi bệnh viện này ổn định lại doanh thu và lợi nhuận do thiếu khách du lịch tới chữa bệnh. Theo BDMS, doanh thu từ bệnh nhân nước ngoài, bao gồm cả “Thái kiều” từng chiếm tới 30% tổng doanh thu của doanh nghiệp này. Con số này giảm xuống còn 20% vì chuỗi bệnh viện này hiện chỉ có thể tiếp nhận các bệnh nhân Thái kiều.

Từ 1/11, Thái Lan bắt đầu đón người dân từ 63 quốc gia và vùng lãnh thổ mà không yêu cầu cách ly. Bất chấp mối lo ngại từ biến thể mới omicron, quốc gia này đã không hủy bỏ kế hoạch tái mở cửa. BDMS hy vọng có thể tận dụng điều này để thúc đẩy du lịch y tế và cải thiện tốc độ tăng trưởng.

Bà Poramaporn chia sẻ rằng hiện tại, chuỗi bệnh viện này đã có một danh sách chờ gồm hàng trăm cái tên. Những người này là các khách hàng từ Trung Đông, các nước thuộc hạ lưu sông Mekong, Trung Quốc và Bangladesh.

Tuy nhiên, việc mở cửa trở lại sẽ không thể khôi phục hoạt động kinh doanh du lịch chữa bệnh của Thái Lan ngay lập tức. Nguyên nhân do quốc gia của các bệnh nhân thường có những quy định hạn chế đi lại nghiêm ngặt. Chủ tịch BDMS nhận định việc phục hồi có thể mất tới hai năm vì còn phụ thuộc vào tình hình ở các nước khác chứ không chỉ riêng Thái Lan.

Bà Poramaporn tự tin khẳng định: "Lợi thế của chúng tôi là vị trí vì chúng tôi nằm ở trung tâm của Đông Nam Á. Chúng tôi có các địa điểm du lịch cuốn hút, lòng hiếu khách của người Thái Lan và đội ngũ bác sĩ và y tá giỏi. Những điểm này có thể hỗ trợ cho một môi trường chữa bệnh với mức giá phù hợp với đồng tiền".

Ngoài ra, BDMS còn muốn nhiều người Trung Quốc đến khám chữa các bệnh viện của mình để nhận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cao cấp như điều trị ung thư, phẫu thuật não và phục hồi chức năng. Đối với người Trung Quốc, Thái Lan giống một địa điểm du lịch hơn là một điểm đến để chữa bệnh. Chủ tịch của chuỗi 47 bệnh viện tại Thái Lan cho biết: "Nếu chúng tôi có thể chiếm được thị trường Trung Quốc, chúng tôi có thể đạt được lợi ích to lớn".

BDMS được thành lập bởi cựu bác sĩ phẫu thuật Prasert Prasarttong-Osoth, cha của Poramaporn, vào năm 1972. BDMS điều hành 47 bệnh viện ở Thái Lan cùng 2 bệnh viện ở Campuchia với tổng số 8.763 giường bệnh. Việc thành công với dự án này khiến ông trở thành người giàu thứ tám ở Thái Lan với khối tài sản lên tới 3,25 tỷ USD tính đến tháng 7/2021 theo Forbes. Ông cũng thành lập hãng hàng không khu vực Bangkok Airways, hiện do con trai Puttipong điều hành.

Giống như cha cô, Poramaporn theo đuổi sự nghiệp y tế trước khi chuyển sang làm quản lý. Cô là một bác sĩ phẫu thuật vú và phẫu thuật ung thư tại đầu và cổ. Dù đã giữ chức vụ cao, cô vẫn thực hiện các ca mổ một cách đều đặn.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.