Cổ đông lớn của Toshiba phản đối chia tách tập đoàn

Toshiba NHẬT BẢN
15:28 - 24/11/2021
Cổ đông lớn của Toshiba phản đối chia tách tập đoàn
0:00 / 0:00
0:00
Cổ đông lớn thứ hai của Toshiba đang phản đối kế hoạch chia tách thành ba công ty riêng biệt của tập đoàn công nghệ này và thay vào đó kêu gọi tập trung thu hút khách hàng tiềm năng.

Quỹ 3D Investment Partners là cổ đông lớn thứ hai của Toshiba với 7% cổ phần. Gần đây, đơn vị này đã trở thành cổ đông lớn đầu tiên chính thức phản đổi kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp bằng việc phân tách với một bức thư dài 3 trang gửi ban quản trị.

Theo kế hoạch ban đầu, Toshiba sẽ gộp các đơn vị kinh doanh năng lượng và cơ sở hạ tầng của mình làm một. Mảng kinh doanh ổ đĩa cứng và chất bán dẫn sẽ tạo thành xương sống của nhánh thứ hai. Trong khi đó, nhánh thứ ba sẽ quản lí việc kinh doanh chip của công ty Kioxia Holdings cùng các tài sản còn lại.

Trong thư, quỹ tư nhân này bày tỏ sự phản đối tới đề nghị phân tách của Toshiba cũng như thái độ không đồng tình với hoạt động chứng khoán u ám của tập đoàn gần đây. Điều này đã làm dấy lên khả năng kế hoạch sẽ không nhận được sự đồng tình từ phía các cổ đông vào cuộc họp đầu năm sau.

Mặt khác, quỹ đầu tư của Singapore còn khẳng định kế hoạch này sẽ không giải quyết được bất kì vấn đề nào của Toshiba hiện tại. Thay vào đó, nó rất có thể còn “tạo ra 3 công ty hoạt động yếu kém dưới danh nghĩa Toshiba”.

Cũng trong thư, phía 3D đưa ra kiến nghị phía tập đoàn công nghệ nên "thành lập một quy trình chính thức và phát triển các kế hoạch kinh doanh hấp dẫn cho từng doanh nghiệp”. Hơn nữa, doanh nghiệp đa quốc gia này cũng nên cung cấp các tài liệu chi tiết và tổ chức các cuộc họp quản lý cho các bên đối tác tài chính cũng như đối tác chiến lược, từ đó đưa ra đánh giá tốt nhất cho con đường phía trước.

Chiến lược tái cơ cấu của Toshiba được đề xuất sau khi vụ bê bối ban lãnh đạo tập đoàn thông đồng với Bộ Thương mại Nhật Bản nhằm gây áp lực với các cổ đông nước ngoài bị phanh phui. Thêm vào đó, hàng loạt các thất bại khác trong kinh doanh, đặc biệt là cuộc khủng hoảng từ dự án sản xuất điện hạt nhân tại Mỹ năm 2017 đã khiến công ty chịu rất nhiều áp lực từ các cổ đông.

Đây là lí do một ủy ban đánh giá gồm 5 giám đốc nhằm đánh giá tổng quát lại doanh nghiệp được thành lập. Trong 5 tháng đánh giá tổng quát, ủy ban đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận với sáu quỹ đầu tư tư nhân khác nhau nhằm đưa ra những sáng kiến có tính chiến lược. Tư nhân hóa công ty cũng là một trong các sáng kiến đó.

Tuy nhiên qua các buổi thảo luận, ủy ban trên cho biết các đề xuất bán không có tính hấp dẫn so với mặt bằng chung trên thị trường. Hơn nữa, sáng kiến tư nhân hóa này còn làm dấy lên nhiều lo ngại trong nội bộ công ty.

3D Investment Partners, ngược lại, chỉ trích ủy ban chuyên trách đánh giá vì sự thất bại trong việc đưa ra các đề xuất bán. Đồng thời khẳng định đơn vị này đã thỏa hiệp với tình hình hiện tại cũng như phụ thuộc quá nhiều vào mô hình dự đoán thiếu nhạy bén của đội ngũ quản lý.

Các cổ đông khác của quỹ 3D cũng bày tỏ sự thất vọng khi Toshiba không đồng ý với sáng kiến chuyển đổi công ty từ đại chúng sang hướng tư nhân hóa. Ở một diễn biến khác, kể từ khi Nikkei đưa tin lần đầu vào ngày 8/1, cổ phiếu của Toshiba đã giảm hơn 4%.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.