Đặt kế hoạch lợi nhuận đi lùi so với năm trước, VEAM vẫn chia cổ tức tỉ lệ cao

VEAM Việt nAM
16:32 - 07/06/2022
Đặt kế hoạch lợi nhuận đi lùi so với năm trước, VEAM vẫn chia cổ tức tỉ lệ cao
0:00 / 0:00
0:00
Tổng CTCP Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM CORP, mã chứng khoán VEA) vừa công bố các tài liệu cho cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, dự kiến diễn ra ngày 24/6 tới. 

Kế hoạch lợi nhuận khiêm tốn so với năm 2021

Theo đó, trong năm 2022, VEAM đề ra kế hoạch kinh doanh cho công ty mẹ với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 642,8 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với thực hiện năm 2021, nhưng lại giảm 42% so với kế hoạch năm 2021.

Doanh thu tài chính đặt mục tiêu 5.336 tỷ đồng, giảm 14% so với thực hiện 2021 và giảm 15% so với kế hoạch năm 2021. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế mục tiêu đạt 4.498 tỷ đồng, giảm 25% so với thực hiện năm 2021 và giảm 26% so với kế hoạch năm 2021. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ của công ty sẽ đạt 33,85%.

Như vậy, cả kế hoạch về doanh thu tài chính và lợi nhuận của VEAM đều giảm so với thực hiện năm 2021.

Trong năm 2022, VEAM cho biết sẽ tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo tập trung giải quyết các tồn tại, vướng mắc chính như thu hồi công nợ; phương án giải quyết tồn kho của Nhà máy ô tô VEAM; phương án kinh doanh xe Changan và máy kéo ISEKI và các tồn tại, vướng mắc khác.

Trong dài hạn, nhiệm kỳ 2022 - 2026, VEAM đặt ra một mục tiêu tham vọng trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cơ khí, chuyên môn hóa cao trong lĩnh vực tổ chức kinh doanh các sản phẩm động cơ, máy nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, ô tô, xe máy. Về mặt thị trường, VEAM đặt mục tiêu mở rộng sang các thị trường Philippines, Campuchia và Lào.

Với kế hoạch này, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu sản xuất công nghiệp 10% mỗi năm, tăng trưởng doanh thu 6,5%/năm và tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 5%/năm.

Kế hoạch kinh doanh khả quan, VEAM tiếp tục mong muốn lên sàn HoSE

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2022, VEAM ghi nhận doanh thu tăng 16,7% lên 1.139,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 2,3% lên 1.479,1 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 13,6% về còn 12,6%. Như vậy sau quý đầu năm, công ty đã hoàn thành 30% chỉ tiêu doanh thu, 28,8% mục tiêu lợi nhuận đề ra cho năm 2022.

Theo đó, do chi phí sản xuất tăng nên lợi nhuận gộp chỉ tăng 8,3% so với cùng kỳ, lên 143,81 tỷ đồng. Doanh thu tài chính giảm 5,9%, còn 175,69 tỷ đồng, trong khi đó, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 6,9%, lên 119,2 tỷ đồng. Đặc biệt, lãi công ty liên doanh, liên kết tăng 3,1%, lên 1.321,6 tỷ đồng.

Xét về lợi nhuận cốt lõi (gồm lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), trong quý I/2022, VEAM ghi nhận 22,1 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,56 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Như vậy, thực tế, phần lớn lợi nhuận của VEAM đến từ các công ty liên doanh, liên kết và hoạt động đầu tư tài chính.

Cụ thể, tính tới 31/3/2022, VEAM đang sở hữu 30% vốn tại Công ty Honda Việt Nam; 20% vốn tại Công ty Ô tô Toyota Việt Nam; 25% vốn tại Công ty TNHH Ford Việt Nam. Trong nhiều năm qua, 3 công ty này đã đóng góp phần lớn vào lợi nhuận của VEAM.

Năm 2022, VEAM dự định chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 40,3% tương đương mỗi cổ phiếu nhận được 4.037 đồng. Như vậy, tổng số tiền dự chia khoảng 5.365,2 tỷ đồng, sẽ được lấy từ lợi nhuận chưa phân phối. Như vậy, VEAM dùng gần như toàn bộ lợi nhuận giữ lại để trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao. Hiện, Bộ Công Thương đang xin ý kiến Bộ Tài chính về việc chấp thuận phân phối lợi nhuận năm 2021 của VEAM. HĐQT VEAM trình cổ đông ủy quyền cho HĐQT thực hiện việc phân phối lợi nhuận năm 2021 theo ý kiến của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính.

Trong năm 2021, VEAM chưa thực hiện việc niêm yết cổ phiếu do chưa đủ điều kiện niêm yết theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Vì vậy, trong năm 2022, HĐQT tiếp tục rà soát các vướng mắc để đáp ứng được điều kiện niêm yết cổ phiếu VEAM trên thị trường chứng khoán.

Từ năm 2018, công ty đã lên kế hoạch niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM, tuy nhiên, do nhiều lý do nên tới năm 2022, VEAM vẫn đang hoạt động trên sàn giao dịch UpCOM.

Ngoài ra, hiện VEAM đang trình cổ đông kế hoạch phát hành 7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 30.000 đồng/cổ phiếu để huy động 210 tỷ đồng, thời gian triển khai trong năm 2022, sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Theo VEAM, số tiền huy động sẽ được sử dụng tăng vốn CTCP Review Thông minh và trả nợ vay Ngân hàng. Trong đó, vốn tăng thêm của CTCP Review Thông minh được sử dụng để M&A các công ty về công nghệ.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.