Điện Gia Lai chuẩn bị phát hành riêng lẻ 64,2 triệu cổ phiếu GEG

GEG Điện Gia Lai
17:30 - 27/10/2022
Sau 30 năm hình thành và phát triển, Điện Gia Lai nay là một trong những công ty hàng đầu trong mảng điện tái tạo ở Việt Nam
Sau 30 năm hình thành và phát triển, Điện Gia Lai nay là một trong những công ty hàng đầu trong mảng điện tái tạo ở Việt Nam
0:00 / 0:00
0:00
HĐQT CTCP Điện Gia Lai (HoSE: GEG) vừa có nghị quyết thông qua việc triển khai phương án chào bán 64,2 cổ phần ưu đãi cổ tức chuyển đổi riêng lẻ.

Theo đó, 64,2 triệu cổ phiếu GEG sẽ được Điện Gia Lai chào bán với giá 10.000/CP, trong đó giá chuyển đổi sẽ không thấp hơn giá trị sổ sách của GEG tại thời điểm chào bán, cho tối đa 10 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và sẽ bị hạn chế giao dịch trong vòng 1 năm.

Nhà đầu tư duy nhất có tên trong danh sách dự kiến tham gia đợt chào bán là quỹ ngoại Đức DEG (Deutsche Ivestitions Und Entwicklungsge Sellschaft MBH). Nếu mua hết số cổ phần nói trên, quỹ ngoại này sẽ nâng tỷ lệ sở hữu từ 0% lên 16,63%, qua đó làm cổ đông lớn của Điện Gia Lai.

Nếu đợt phát hành diễn ra thành công, Điện Gia Lai sẽ nâng tổng vốn điều lệ lên gần 3.861,4 tỷ đồng.

Điện Gia Lai kỳ vọng sẽ thu về 642 tỷ đồng từ lần tăng vốn này, trong đó 321,2 tỷ đồng sẽ được dùng để góp vốn vào CTCP Năng lượng VPL để triển khai Nhà máy VPL Bến Tre; 239,82 tỷ đồng góp vốn vào CTCP Điện TTC Đức Huệ - Long An để triển khai đầu tư dự án Nhà máy Điện mặt trời TTC Đức Huệ 2 và gần 90 tỷ được dùng để trả một phần nợ gốc ngắn hạn theo hợp đồng tín dụng giữa công ty và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Điện Gia Lai có tiền thân là Công ty Thủy điện Gia Lai – Kon Tum, được thành lập năm 1989 và cổ phần hóa năm 2010, hoạt động sản xuất chính của Công ty là sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng.

Công ty đã trực tiếp đầu tư và góp vốn đầu tư xây dựng 12 nhà máy thủy điện tại 3 tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng, Huế với tổng công suất 81 MW. Bên cạnh đó, công ty còn sở hữu 6 nhà máy điện mặt trời và hệ thống áp mái với công suất 292 MWp và 5 nhà máy điện gió đã và đang được xây dựng với công suất 260 MW.

Với tiềm năng lớn ở mảng điện tái tạo, GEG thu hút nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư nước ngoài. Ở thời điểm hiện tại, AVH Pte. Ltd. đang là cổ đông lớn nhất tại công ty, nắm giữ 20,76% cổ phần và International Finance Corporation là cổ đông lớn thứ ba với 13,74% cổ phần. Mới đây vào hồi tháng 8, Tập đoàn JERA Inc. Nhật Bản, cũng đã ký thỏa thuận mua lại 35,1% lượng cổ phần GEG từ các cổ đông hiện hữu.

Về tình hình kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Điện Gia Lai đạt 1.075,8 tỷ đồng tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái; lãi trước thuế tăng 41,9% lên 228,4 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 57,1% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 4 vừa qua.

Trên thị trường chứng khoán, sau chuỗi giảm sâu 6 phiên liên tiếp, cổ phiếu GEG bất ngờ tăng trần phiên 27/10, đưa thị giá về mức 12.150 đồng/CP, giảm 36% so với đỉnh ngắn hạn cuối tháng 9 và 55% so với đỉnh lịch sử thiết lập hồi đầu năm, tương đương vốn hóa 3.911,5 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.
Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.