Định hình thế mạnh riêng biệt cho vùng trung du, miền núi Bắc Bộ

ĐẦU TƯ Bắc Bộ
12:05 - 28/08/2022
Thủ tướng phát biểu kết luận Hội nghị. Ảnh: VGP
Thủ tướng phát biểu kết luận Hội nghị. Ảnh: VGP
0:00 / 0:00
0:00
Tại Hội nghị về phát triển kinh tế - xã hội Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng cần giới thiệu, khai thác tinh hoa văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số để tạo giá trị mới cho sản phẩm nông nghiệp.

Tìm ra điểm đặc sắc của vùng để phát triển hạ tầng, du lịch, nông nghiệp

Tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì ngày 27/8, các ý kiến đều đánh giá Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

Kiến nghị về phát triển nông nghiệp Vùng, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng nên phát triển nông nghiệp và du lịch Vùng theo hướng phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử nhằm tạo nên các giá trị mới cho sản phẩm.

Theo đó, để làm được điều này, Bộ trưởng nhấn mạnh quan điểm trong Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ. Theo đó, hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp cần được sản xuất an toàn, sạch, hữu cơ, xanh và đặc biệt cần phát huy giá trị của các đặc sản vùng.

Bộ trưởng Hoan cho rằng nếu chỉ chú trọng vào các chỉ tiêu về năng suất, sản lượng, quy mô, diện tích canh tác, sản xuất các mặt hàng nông sản thì tăng trưởng, phát triển nông nghiệp của các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ khó lòng sánh với các địa phương khác

"Tuy nhiên, nếu biết cách khai thác, giới thiệu các nét độc đáo, tinh hoa văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số và cả cảnh sắc thiên nhiên Vùng, thông qua việc khéo léo kể chuyện, thổi hồn cho từng sản phẩm, tạo được sự quan tâm của du khách, người tiêu dùng thì có thể tạo ra nhiều giá trị mới, đa tầng, bền vững, lan tỏa khắp vùng cao. Từ đó, thu hút được sự quan tâm, đầu tư vào nông nghiệp vùng", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

"Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch, dịch vụ trong nông nghiệp, trước hết cần xoay quanh đồng bào dân tộc, người nông dân, cộng đồng dân cư nông thôn, cộng đồng trong các thôn, bản rẻo cao, tạo dựng sự kết nối gần gũi, thân thiết đến du khách, đến người tiêu dùng. Đây cũng là những điều mà Yên Bái, Tuyên Quang, Lai Châu và các địa phương khác đang kiên trì theo đuổi và đạt được thành công bước đầu"

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan

Phát triển hạ tầng giao thông, liên kết vùng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Với lợi thế có nhiều dược liệu quý và cửa khẩu quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị vùng đẩy mạnh phát triển vùng dược liệu và xây dựng hệ sinh thái kinh tế cửa khẩu.

Để xây dựng hệ sinh thái kinh tế cửa khẩu, cần chú trọng xây dựng hạ tầng giao thông, logistics. Theo đó, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong Vùng đang nỗ lực, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để xây dựng hạ tầng giao thông trong Vùng, qua đó thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải, trong bối cảnh phát triển đường bộ gặp nhiều khó khăn, việc xây dựng, khai thác các sân bay như Sa Pa (Lào Cai), Điện Biên, Nà Sản (Sơn La) sẽ tạo đột phá lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, kể cả các nhà đầu tư lớn như Samsung, khi phần lớn các sản phẩm của họ được vận chuyển đi khắp thế giới bằng đường hàng không.

Thủ tướng yêu cầu triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển vùng. Ảnh: VGP

Thủ tướng yêu cầu triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển vùng. Ảnh: VGP

Về vấn đề này, Thủ tướng nhấn mạnh cần tập trung giải ngân vốn đầu tư công nhằm phát triển kết cầu hạ tầng, tháo gỡ điểm nghẽn và phát triển hạ tầng, giao thông, logistics... Trong đó, ưu tiên đầu tư xây dựng, hoàn thành các tuyến cao tốc kết nối liên kết vùng, kết nối cảng biển, sân bay, các cửa khẩu quốc tế chính; hình thành một số cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng…

Đồng thời, tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách để thu hút đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; trong đó có hình thức đối tác công tư, nhất là các dự án hạ tầng chiến lược.

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biên mậu, thuận lợi kết nối giao thương với Trung Quốc và ASEAN. Đồng thời cũng thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản với gần 2,2 triệu ha đất nông nghiệp, diện tích cây ăn quả lớn thứ 2 cả nước; tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước (53,4%), chiếm gần 40% diện tích rừng cả nước, là "lá phổi" của quốc gia. Đồng thời cũng là nơi hội tụ đầy đủ nhiều tiềm năng du lịch đặc sắc với thiên nhiên hùng vĩ, nhiều di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.