Dow Jones bốc hơi 550 điểm, phố Wall bước qua quý tồi tệ nhất trong 2 năm

CHỨNG KHOÁN MỸ
07:42 - 01/04/2022
Dow Jones bốc hơi 550 điểm, phố Wall bước qua quý tồi tệ nhất trong 2 năm
0:00 / 0:00
0:00
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên thứ hai liên tiếp vào ngày 31/3, kết thúc quý I/2022 đầy thách thức khi nhà đầu tư đối diện với nhiều “cơn gió ngược”.

Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones rớt mạnh 550,46 điểm, tương đương 1,56%, xuống 34.678,35 điểm. S&P 500 giảm 1,57% xuống 4.530,41 điểm và Nasdaq Composite giảm 1,54% xuống 14.220,52 điểm. Cả 3 chỉ số chính đều giảm mạnh trong giờ giao dịch cuối cùng của phiên, hàng loạt cổ phiếu chốt phiên ở mức thấp nhất trong ngày.

Cả 3 chỉ số chính của chứng khoán Mỹ tụt dốc trong phiên 31/3 (Ảnh: Kiplinger)

Cả 3 chỉ số chính của chứng khoán Mỹ tụt dốc trong phiên 31/3 (Ảnh: Kiplinger)

Cổ phiếu chip và công nghệ là các cổ phiếu chịu áp lực giảm mạnh nhất trong phiên vừa qua, khi nhà đầu tư lo ngại về triển vọng thị trường PC trong tương lai. Cổ phiếu AMD tụt hơn 8% trong khi các cổ phiếu HP Inc và Dell lần lượt giảm 6,5% và 7,6%.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng đóng góp vào mức suy giảm trên toàn thị trường khi cổ phiếu JPMorgan Chase giảm 3% và Goldman Sachs giảm 1,6%, trong bối cảnh đường cong lợi suất thu hẹp.

Nhà đầu tư phải đối mặt với nhiều tin tức tiêu cực trong phiên. Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi của Mỹ, vốn là một thước đo lạm phát quan trọng của Cục Dự trữ liên bang (FED), đã tăng 5,4% trong tháng 2/2022.

Tin tức về lạm phát đã làm suy yếu tâm lý thị trường bất chấp một động thái lạc quan trên thị trường năng lượng: Giá dầu WTI giảm đáng kể xuống quanh mức 100 USD/ thùng khi chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố kế hoạch giải phóng 1 triệu thùng dầu/ ngày từ kho dự trữ xăng dầu chiến lược trong vòng 6 tháng.

Phiên 31/3 là phiên giao dịch cuối cùng của quý I/2022. Kết thúc quý I, Dow Jones mất 4,6% trong khi S&P 500 bốc hơi 4,9%. Chỉ số Nasdaq Composite thiên về công nghệ thậm chí bốc hơi 9%. Đây là quý tồi tệ nhất với phố Wall kể từ quý I/2020, thời điểm đại dịch COVID-19 trên toàn cầu bùng phát cho đến nay.

Động thái tăng lãi suất của FED mở đầu cho một chu kỳ siết chính sách tiền tệ, lạm phát tiếp tục tăng vọt và tình hình chiến sự ở Ukraine là 3 yếu tố chính đưa phố Wall bước vào một quý giao dịch tồi tệ.

Trong một tin tức khác về tình hình Nga - Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ buộc thanh toán các khoản mua khí đốt tự nhiên của Nga bằng đồng RUB. Động thái này dự kiến sẽ làm phức tạp thêm các vấn đề cung cấp năng lượng cho châu Âu.

Ông George Mateyo, Giám đốc đầu tư của Key Private Bank nhận định: “Thật không may, thị trường bị xoay vòng giữa tin tốt và tin xấu. Điều đó sẽ tạo ra một số biến động”.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.