Dow Jones mất 200 điểm, Nasdaq sụt 2% do lo ngại việc Fed tăng lãi suất

CHỨNG KHOÁN MỸ
07:30 - 06/04/2022
0:00 / 0:00
0:00
Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm kết phiên ngày 5/4, khi Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Lael Brainard cho biết, rằng cơ quan này có thể thắt chặt chính sách theo cách tích cực hơn.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/4, chỉ số Nasdaq Composite giảm mạnh nhất với 2,26%, xuống 14.204,17 điểm và xóa sạch mức tăng 1,9% trong phiên trước đó. Chỉ số Dow Jones lùi 280,7 điểm (tương đương 0,8%) xuống 34.641,18 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 1,26% còn 4.525,12 điểm sau hai phiên tăng liên tiếp.

Dow Jones mất 200 hơn điểm trong phiên giao dịch ngày 5/4. Nguồn: CNBC.

Dow Jones mất 200 hơn điểm trong phiên giao dịch ngày 5/4. Nguồn: CNBC.

“Cuối cùng thì hướng đi này đang diễn ra, nền kinh tế chững lại, thị trường chứng khoán phải phản ánh điều đó”, ông Mark Zandi, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Moody’s Analytics, nhận định. “Vì vậy tôi dự báo thị trường chứng khoán sẽ có vài tháng khó khăn vì cuối cùng thị trường phải điều chỉnh theo những gì Fed đang và sẽ hành động trong tương lai”.

Công nghệ là một trong số những lĩnh vực giảm mạnh nhất trong ngày 5/4. Các cổ phiếu sản xuất chip đã góp phần vào đà giảm này, khi cổ phiếu Nvidia sụt 5,2% và cổ phiếu AMD mất hơn 3%. Một số người tin rằng các công ty công nghệ có thể bị tổn hại nhiều nhất bởi chiến dịch nâng lãi suất của Fed vì nhà đầu tư chấp nhận rủi ro ít hơn và mua vào những cổ phiếu có lợi nhuận ổn định, hơn là những cổ phiếu tăng trưởng hứa hẹn lợi nhuận lớn trong tương lai.

Trong khi đó, các lĩnh vực như tiện ích và y tế khởi sắc cùng ngày 5/4, với cổ phiếu Johnson & Johnson và Pfizer tăng nhẹ với các mã như Procter & Gamble và Walmart. Cổ phiếu công ty điều hành du thuyền Carnival và Norwegian Cruise Line lần lượt tăng hơn 2% và 1%.

Sau khi mở đầu phiên tăng nhẹ, chứng khoán Mỹ quay đầu giảm và lãi suất đạt đỉnh sau khi bà Brainard, vốn thường được xem là một trong những thành viên “bồ câu” của Fed, cho biết Ngân hàng Trung ương Mỹ cần thu hẹp bảng cân đối kế toán “nhanh chóng” để kìm hãm lạm phát.

Bà Brainard cho rằng “lạm phát đang quá cao và có nguy cơ tăng hơn nữa”, đồng thời lưu ý rằng Fed cần nâng lãi suất với tốc độ ổn định.

Sau những nhận định của Thống đốc Fed Brainard, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tiến lên 2,56% và chạm mức cao nhất kể từ tháng 5/2019.

Những lo ngại về suy thoái tiếp tục khiến nhà đầu tư hoang mang trong phiên giao dịch ngày 5/4 và Deutsche Bank trở thành ngân hàng lớn đầu tiên trên Phố Wall dự báo về sự suy thoái của Mỹ trong tương lai, với việc Fed đang tích cực hơn để đối phó lạm phát.

“Nền kinh tế Mỹ được dự báo sẽ chịu tác động lớn từ động thái thắt chặt mạnh hơn của Fed vào cuối năm tới và đầu năm 2024”, Deutsche Bank nhận định.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.