Giá dầu tăng phi mã bất chấp sự gia tăng nguồn cung từ OPEC+

DẦU THÔ THẾ GIỚI
09:38 - 05/01/2022
Giá dầu tăng phi mã bất chấp sự gia tăng nguồn cung từ OPEC+
0:00 / 0:00
0:00
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô biến động trái chiều trong phiên giao dịch sáng nay, với dầu thô Brent neo trên 80 USD/thùng sau khi OPEC+ thống nhất duy trì kế hoạch tăng sản lượng trong tháng 2.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 5/1/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2022 đứng ở mức 77,05 USD/thùng, tăng 0,06 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 4/1, giá dầu WTI giao tháng 2/2022 đã tăng tới 1,09 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 80,07 USD/thùng, tăng 0,07 USD/thùng trong phiên nhưng đã tăng tới 1,15 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 4/1/2022.

Giá dầu tăng phi mã trong phiên giao dịch ngày hôm nay sau khi OPEC+ quyết định tăng sản lượng vào tháng 2/2022

Giá dầu tăng phi mã trong phiên giao dịch ngày hôm nay sau khi OPEC+ quyết định tăng sản lượng vào tháng 2/2022

Giá dầu thô tăng vọt trong phiên giao dịch ngày hôm nay, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái, sau khi OPEC+ thống nhất duy trì kế hoạch tăng sản lượng trong tháng 2 vì những dấu hiệu cho thấy biến thể Omicron chỉ tác động nhẹ tới nhu cầu.

Ông Bjornar Tonhaugen của Rystad Energy cho biết thị trường dầu tăng giá là kết quả của sự lạc quan bắt nguồn từ cuộc họp hàng tháng của OPEC+.

OPEC+, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, đã đồng ý tuân theo kế hoạch tăng sản lượng dầu thêm 400.000 thùng/ngày vào tháng 2.

Quyết định của tổ chức các nhà sản xuất dầu lớn phản ánh lo ngại về thặng dư lớn trong quý đầu tiên đã suy yếu, cũng như mong muốn đưa ra hướng dẫn nhất quán cho thị trường.

Dự trữ dầu thô tại Mỹ, quốc gia tiêu thụ hàng đầu thế giới, được dự báo sẽ giảm tuần thứ 6 liên tiếp, với kết quả khảo sát các nhà phân tích của Reuters sẽ được công bố vào chiều ngày 4/1, trước khi là báo cáo của chính phủ được ban hành vào hôm nay 5/1.

Người phát ngôn cho biết Nhà Trắng hoan nghênh quyết định tiếp tục tăng sản lượng của OPEC+, điều sẽ giúp thúc đẩy kinh tế phục hồi.

Theo ông Scott Shelton, chuyên gia năng lượng tại United ICAP, có vẻ như thị trường đang đặt cược rằng biến thể Omicron là khởi đầu của sự kết thúc của COVID-19.

Tại Anh, những người nhập viện vì COVID-19 thường ít xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn trước đây. Trong khi ở Pháp, bộ trưởng tài chính nước này cho biết một số lĩnh vực đang bị gián đoạn bởi sự gia tăng của số ca mắc biến thể Omicron, nhưng không có nguy cơ làm tê liệt nền kinh tế và giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP 4% vào năm 2022.

Hoạt động sản xuất toàn cầu vẫn diễn ra mạnh mẽ trong tháng 12, cho thấy tác động của Omicron đối với sản lượng đã được giảm bớt.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo OPEC+ có thể phải thay đổi chính sách nếu căng thẳng giữa phương Tây và Nga về vấn đề Ukraine bùng phát và ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nhiên liệu, hoặc nếu cuộc đàm phán hạt nhân của Iran với các cường quốc đạt được tiến bộ, dẫn đến việc chấm dứt các lệnh trừng phạt dầu mỏ đối với Tehran.

Ngoài ra, giá dầu ngày 5/1 tăng mạnh còn do giá khí đốt có xu hướng đi lên khi các dữ liệu được công bố đang cho thấy nguồn cung khí đốt từ Nga đang có xu hướng thắt chặt, và hầm chứa khí đốt ở châu Âu cạn kiệt.

Tại thị trường trong nước, hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

22.550 đồng/lít

Xăng RON95-III

23.290 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

17.570 đồng/lít

Dầu hỏa

16.510 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

15.740 đồng/kg

Tin liên quan

Đọc tiếp