Giá dầu thô quay đầu giảm do triển vọng về nguồn cung được củng cố

DẦU THÔ THẾ GIỚI
09:15 - 23/03/2022
Giá dầu thô thế giới ngày 23/3 quay đầu giảm trước thông tin EU sẽ không áp lệnh cấm vận dầu Nga. Nguồn: Reuters.
Giá dầu thô thế giới ngày 23/3 quay đầu giảm trước thông tin EU sẽ không áp lệnh cấm vận dầu Nga. Nguồn: Reuters.
0:00 / 0:00
0:00
Giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch sáng nay do áp lực thiếu hụt nguồn cung hạ nhiệt trước thông tin EU sẽ không áp lệnh cấm nhập khẩu năng lượng của Nga.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 23/3/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 đứng ở mức 109,47 USD/thùng, giảm 0,65 USD/thùng trong phiên. Nhưng nếu so với cùng thời điểm ngày 22/3, giá dầu WTI giao tháng 4/2022 đã giảm tới 4,13 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 5/2022 đứng ở mức 114,44 USD/thùng, giảm 1,04 USD/thùng trong phiên nhưng đã giảm tới 3,67 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 22/3.

Giá dầu ngày 23/3 giảm mạnh trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) nhiều khả năng sẽ không áp lệnh cấm nhập khẩu năng lượng, trong đó có dầu thô, của Nga.

Trước đó vào phiên giao dịch muộn ngày 22/3, giá dầu thô Brent giảm 0,2% xuống 115,48 USD/thùng. Trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 0,3% xuống 111,76 USD. Đầu tuần, cả loại dầu đã tăng hơn 7% vì khả năng EU ban lệnh cấm.

Các ngoại trưởng EU đã đưa ra ý kiến trái chiều về lệnh cấm khi một số quốc gia, gồm cả Đức, nói rằng khối liên minh quá phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga để có thể chịu được hậu quả từ biện pháp này.

Ông John Kilduff, đối tác của Again LLC ở New York, cho hay rõ ràng là nền kinh tế Đức sẽ bị suy yếu nên EU đang lùi bước trước lệnh cấm đối với Nga.

Gây áp lực thêm vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung, xuất khẩu dầu của Hiệp hội Đường ống dẫn dầu Caspian (CPC) có thể giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày trong khi sửa chữa hai trong ba điểm neo đậu bị hư hại do một cơn bão ở khu vực Biển Đen của Nga, hãng thông tấn RIA dẫn lời Bộ năng lượng của Nga cho biết.

Cùng ngày, tập đoàn dầu khí lớn của Pháp TotalEnergies, đã bị chỉ trích sau khi ngừng tham gia cùng các đối thủ Shell và BP trong kế hoạch thoái vốn tài sản dầu khí ở Nga, cho biết sẽ từ bỏ các hợp đồng cung cấp dầu của Nga.

Giá dầu cũng thu hút sự hỗ trợ từ các mối đe dọa về nguồn cung khi nhóm Houthi liên kết với Yemen của Iran tấn công các cơ sở khử mặn nước và năng lượng của Arab Saudi vào cuối tuần qua.

Hôm 21/3, Arab Saudi cho biết họ sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu nào sau các cuộc tấn công của Houthi, báo hiệu sự thất vọng ngày càng tăng của Arab Saudi đối với các xử lý của Washington đối với vấn đề Yemen và Iran.

Thị trường dầu sẽ theo dõi dữ liệu hàng tuần mới nhất của Mỹ để có định hướng rõ ràng hơn. Các nhà phân tích kỳ vọng tồn kho dầu thô sẽ tăng nhẹ.

Viện Dầu mỏ Mỹ, một tập đoàn công nghiệp, đưa ra báo cáo nguồn cung vào chiều ngày 22/3, theo sau là dữ liệu chính thức được công bố vào ngày 23/3, Reuters cho biết.

Nhìn chung, giá dầu thô hiện vẫn đang chịu chi phối bởi các diễn biến xung quanh tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Những tín hiệu tích cực gần đây trong nỗ lực đàm phán chấm dứt xung đột giữa 2 nước vì thế cũng tạo áp lực khiến giá dầu đi xuống.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau:

Giá này được điều chỉnh theo công bố mới nhất vào ngày 21/3 và là lần giảm giá đầu tiên sau 7 kỳ tăng liên tiếp.

Tin liên quan

Đọc tiếp