Giám sát 10 địa phương về thực hiện chính sách tài khoá, tiền tệ

Giám sát QUỐC HỘI
11:21 - 27/10/2023
Đoàn giám sát Nghị quyết 43 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia họp phiên thứ nhất hồi giữa tháng 8/2023. Ảnh: CTTĐT Quốc hội
Đoàn giám sát Nghị quyết 43 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia họp phiên thứ nhất hồi giữa tháng 8/2023. Ảnh: CTTĐT Quốc hội
0:00 / 0:00
0:00
Mục đích giám sát là đánh giá toàn diện, khách quan kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải - Trưởng Đoàn giám sát vừa ký ban hành Kế hoạch chi tiết giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.

Mục đích giám sát là đánh giá toàn diện, khách quan kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, ban hành văn bản, tổ chức thực hiện Nghị quyết 43 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia.

Kịp thời xử lý hoặc đề xuất phương án xử lý những tồn tại, hạn chế; rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội trong các trường hợp tương tự; các cơ chế, chính sách, giải pháp đặc thù triển khai các dự án quan trọng quốc gia, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án.

Đề xuất, kiến nghị các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong thời gian tới và trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có) để hoàn thành tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 đã đề ra.

Nội dung giám sát tập trung vào việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, chính sách quy định tại Nghị quyết 43; việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, chính sách quy định tại các nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia.

Đối tượng giám sát là Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Kế hoạch giám sát nêu rõ: Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu báo cáo của UBND cấp tỉnh và kết quả giám sát của các đoàn đại biểu Quốc hội, nếu thấy có vấn đề chưa rõ, cần tìm hiểu sâu để cung cấp thêm thông tin, Đoàn giám sát sẽ tổ chức làm việc với địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan. Nội dung và hình thức làm việc do Trưởng Đoàn giám sát quyết định căn cứ vào tình hình thực tế và có chương trình riêng.

Dự kiến, giám sát trực tiếp tại 10 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Cần Thơ, Sóc Trăng, TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các báo cáo, Đoàn giám sát tổ chức làm việc với các bộ, ngành liên quan để làm rõ một số nội dung của báo cáo. Dự kiến giám sát trực tiếp tại các bộ, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Kiểm toán nhà nước, Ngân hàng nhà nước, Thanh tra Chính phủ.

Sau khi làm việc với các các bộ, ngành liên quan, Đoàn giám sát tổ chức làm việc với Chính phủ để thống nhất các vấn đề thuộc nội dung báo cáo kết quả giám sát.

Các dự án quan trọng quốc gia trong chương trình giám sát gồm: Sân bay Long Thành; các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 và 2021 - 2025; dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; dự án đường Vành đai 3 TP HCM; dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.