Hàn Quốc thử nghiệm theo dõi F0 bằng camera AI

AI. HÀN QUỐC
10:35 - 14/12/2021
Các thuật toán AI và công nghệ nhận dạng khuôn mặt được sử dụng để phân tích hàng ngàn camera an ninh, từ đó theo dõi hành trình của F0. Ảnh: Reuters
Các thuật toán AI và công nghệ nhận dạng khuôn mặt được sử dụng để phân tích hàng ngàn camera an ninh, từ đó theo dõi hành trình của F0. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Hàn Quốc sẽ sớm thí điểm sử dụng các thuật toán AI và công nghệ nhận dạng khuôn mặt để phân tích hàng ngàn camera an ninh, từ đó theo dõi hành trình của người mắc Covid-19.

Ngày 13/12, Hàn Quốc cho biết sẽ sớm triển khai một dự án thử nghiệm sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ nhận dạng khuôn mặt và mạng lưới hàng ngàn camera an ninh CCTV để theo dõi chuyển động của những người mắc Covid-19.

Dự án này do nhà nước tài trợ, sẽ được triển khai tại Buncheon, một trong những thành phố có mật độ dân số đông dân nhất Hàn Quốc, vào tháng 1/2022.

Công nghệ AI được áp dụng rộng rãi

Hệ thống mới ở Bucheon sẽ sử dụng các thuật toán AI và công nghệ nhận dạng khuôn mặt để phân tích video được ghi lại bởi hơn 10.820 camera CCTV và theo dõi chuyển động của người mắc Covid-19, các cá nhân tiếp xúc gần với họ và liệu họ có đeo khẩu trang hay không.

Chính phủ khắp thế giới đang dựa vào những công nghệ mới và quyền lực pháp lý để cố gắng ngăn chặn làn sóng Covid-19 mới. Theo báo cáo hồi tháng 3 của Trường Y dược Columbia, các nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Ba Lan và Nhật Bản cùng một số bang của Mỹ từng áp dụng hay thử nghiệm hệ thống nhận diện gương mặt để theo dõi người mắc Covid-19.

Hệ thống camera AI mới ở Bucheon kỳ vọng có thể truy vết đồng thời 10 người trong vòng 5-10 phút. Ảnh: Reuters

Hệ thống camera AI mới ở Bucheon kỳ vọng có thể truy vết đồng thời 10 người trong vòng 5-10 phút. Ảnh: Reuters

Quan chức Bucheon cho biết, hệ thống mới sẽ giảm bớt tình trạng căng thẳng cho các đội truy vết bên trong thành phố có dân số hơn 800.000 người này, đồng thời giúp các đội truy vết làm việc hiệu quả và chính xác hơn.

Hàn Quốc đang sở hữu hệ thống truy vết công nghệ cao vô cùng hiện đại, trong đó khai thác thông tin về thẻ tín dụng, vị trí điện thoại di động và các hình ảnh, cùng những thông tin cá nhân khác. Tuy nhiên, nước này vẫn phụ thuộc vào số lượng lớn các nhà điều tra dịch tễ học để truy vết và liên lạc với các trường hợp mắc Covid-19. Những người này thường phải làm việc xuyên suốt trong 24 giờ.

Bộ Khoa học và công nghệ thông tin truyền thông Hàn Quốc cho biết hiện tại họ không có kế hoạch mở rộng dự án ra cấp quốc gia. Mục đích của việc sử dụng hệ thống này là để số hóa một số hoạt động thủ công mà các nhân viên truy vết đang phải thực hiện.

Hệ thống mới ở Bucheon sẽ có thể truy vết đồng thời 10 người trong vòng 5-10 phút, được kỳ vọng sẽ cắt giảm thời gian truy vết thủ công một người mất khoảng 30 phút - 1 giờ. Bucheon đã nhận được 1,6 tỉ won (1,36 triệu USD) từ Bộ Khoa học và công nghệ thông tin truyền thông và đã rót 500 triệu won (422.259 USD) từ ngân sách thành phố vào dự án xây dựng hệ thống này.

Vấn đề quyền riêng tư

Mặc dù nhận được sự ủng hộ đông đảo của công chúng, một số người vẫn lo ngại hệ thống mới sẽ xâm phạm quyền riêng tư. Tuy nhiên, quan chức Bucheon trên giải thích rằng: "Không có vấn đề riêng tư nào ở đây cả, vì hệ thống này theo dõi bệnh nhân Covid-19 dựa trên Đạo luật Phòng ngừa và kiểm soát bệnh truyền nhiễm. Trình tự truy vết sẽ tuân thủ quy tắc đó, nên không có nguy cơ bị rò rỉ dữ liệu hoặc xâm phạm quyền riêng tư".

Theo đạo luật, bệnh nhân phải đồng ý cho phép sử dụng tính năng theo dõi nhận dạng khuôn mặt, nhưng ngay cả khi họ không đồng ý, hệ thống vẫn có thể theo dõi họ bằng cách sử dụng hình bóng của họ. Ngoài ra, hệ thống sẽ làm mờ mặt những người không phải F0.

Hiện nay chính phủ nhiều nước trên thế giới đã chuyển sang sử dụng các công nghệ mới để đối phó Covid-19.

Theo một báo cáo hồi tháng 3 của Trường Luật Columbia ở New York, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Ba Lan và Nhật Bản cũng như một số bang của Mỹ đã triển khai hoặc ít nhất là thử nghiệm các hệ thống nhận dạng khuôn mặt để theo dõi bệnh nhân Covid-19.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.