Hỗ trợ 20 triệu đồng cho trẻ em mồ côi do COVID-19

CHÍNH SÁCH Việt nAM
12:41 - 22/10/2021
Mái ấm nuôi trẻ mồ côi Diệu Giác ở phường Bình An, Tp.Thủ Đức,
Mái ấm nuôi trẻ mồ côi Diệu Giác ở phường Bình An, Tp.Thủ Đức,
0:00 / 0:00
0:00
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Đối với các em, gia đình là tất cả. Việc xây dựng cơ sở nuôi dưỡng riêng cho trẻ em mồ côi chỉ là giải pháp cuối cùng.

Đây là thông tin Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chia sẻ trong phần thảo luận của Quốc hội tại tổ ngày 21/10 về chính sách hỗ trợ 2.580 trẻ em mồ côi do dịch COVID-19.

Chính sách hỗ trợ 2.580 trẻ em mồ côi do dịch COVID-19

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Theo chính sách cho trẻ em của Việt Nam (Nghị định 20), có hiệu lực từ 01/7/2021, thì chính sách với trẻ mồ côi của chúng ta là cao - 1,8 triệu, gồm người nuôi dưỡng 900.000 đồng và trẻ em 900.000 đồng (trên thế giới, trẻ em SOS hiện chỉ có 540 nghìn đồng).

"Ngày 22/10, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam sẽ trực tiếp hỗ trợ tiền mặt cho các cháu mồ côi cha hoặc mẹ số tiền 5 triệu đồng. Với các cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ sẽ được hỗ trợ 20 triệu đồng bằng tiền mặt, bằng sổ tiết kiệm để hỗ trợ các cháu ăn học...", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin.

Trong thời gian qua, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã phối hợp với 28 tỉnh, thành phố hỗ trợ 7,78 tỷ đồng cho 1.556 trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mồ côi cha hoặc mẹ do đại dịch COVID-19.

Dự kiến, đến hết ngày 31/12, sẽ có 2.500 em mồ côi do dịch COVID-19 được nhận hỗ trợ của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam với tổng kinh phí hỗ trợ trên 14 tỷ đồng. Đây là nguồn động viên, khích lệ, giúp các em có điều kiện khắc phục khó khăn trước mắt và là động lực để các em có niềm tin trong cuộc sống.

Xây trường nuôi dạy tập trung cho trẻ em mồ côi - chỉ là giải pháp cuối cùng

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tại buổi thảo luận: Đối với trẻ em, gia đình là tất cả
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tại buổi thảo luận: Đối với trẻ em, gia đình là tất cả

Về trẻ em chịu ảnh hưởng đại dịch COVID-19, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng nhất quán quan điểm, cố gắng cao nhất và mong muốn của gia đình người thân phải là ưu tiên đầu tiên cho trẻ nhỏ: "Đối với trẻ em, gia đình là tất cả. Sự giúp đỡ, hỗ trợ của doanh nghiệp như xây trường nuôi dạy tập trung cho trẻ em mồ côi do dịch COVID - 19 chỉ là giải pháp cuối cùng".

Ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã khiến cho 2.856 trẻ em Việt Nam bị rơi vào cảnh mồ côi. Theo số liệu thống kê, trong số đó có 2.500 em là mồ cha hoặc mẹ, còn lại 80 cháu là mất cả cha lẫn mẹ.

Cảm thông trước tình cảnh của những trẻ em thiếu may mắn, nhiều doanh nghiệp thể hiện mong muốn bảo trợ các cháu “với tấm lòng tốt, trong sáng, muốn thành lập các cơ sở nuôi dưỡng riêng”, ông Dung nói: Điều này rất hoan nghênh nhưng không khuyến khích, mà điều mong muốn trước tiên và điều mong muốn lớn nhất cho các cháu, là người thân của gia đình sẽ nuôi dưỡng. Vì gia đình là tất cả đối với các cháu.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, các cháu không còn bố mẹ thì còn ông bà, người thân, không nữa thì có trách nhiệm Nhà nước - có các chị phụ nữ, “gia đình mái ấm”… cuối cùng không thể nữa thì các cháu mới vào các cơ sở bảo trợ xã hội.

Theo Bộ LĐTBXH, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ không có nguồn nuôi dưỡng được hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chính sách hỗ trợ hằng tháng theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ.

Tuy nhiên, đối với nhóm trẻ em mồ côi do Covid-19 là nhóm trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội do giãn cách xã hội kéo dài, không có người thân thường xuyên chăm sóc nên cần có sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước ngoài quy định chung đối với các trẻ em mồ côi theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.

Đồng thời, chính sách này được thực hiện cùng với Chương trình "Mẹ đỡ đầu" của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chương trình "Nối vòng tay thương" của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh: Free Malaysia Today

PMI ASEAN tháng 4/2024 tiếp tục vượt ngưỡng 50 điểm

Dữ liệu từ báo cáo của S&P Global kỳ khảo sát tháng 4/2024 cho thấy, các điều kiện sản xuất tại ASEAN tiếp tục cải thiện nhẹ với số lượng đơn hàng mới tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, số lượng việc làm trong khu vực này đã giảm lần đầu tiên trong 6 tháng.