Học Singapore quy hoạch đô thị thông minh: công nghệ là yếu tố tiên quyết

tiêu điểm Việt nAM
13:03 - 10/11/2021
Học Singapore quy hoạch đô thị thông minh: công nghệ là yếu tố tiên quyết
0:00 / 0:00
0:00
Để hướng tới phát triển đô thị đáng sống, nền tảng cơ bản nhất là quản trị đô thị thông minh, đa dạng.

Sáng 10/11, Hội thảo chuyên đề 3 với chủ đề “Đô thị thông minh” nằm trong khuôn khổ chuỗi 10 Hội thảo thuộc Diễn đàn cấp cao thường niên và Triển lãm quốc tế lần thứ 3 về công nghiệp 4.0 – Industry 4.0 Summit 2021 tiếp tục diễn ra với sự tham gia của Bộ Kế hoạch Phát triển quản lý đất đai Singapore và nhiều doanh nghiệp của Việt Nam như tập đoàn VNPT, BKAV… cùng các cơ quan Chính phủ, giới hoạch định chính sách.

Hướng tới đô thị thông minh để “không bỏ lại ai phía sau trong quá trình phát triển”

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhận định đô thị ngày càng trở thành chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế. Điều này thể hiện qua nhiều con số: 75% sản phẩm kinh tế toàn cầu được sinh ra tại các thành phố, tại nhiều nước đang phát triển, các thành phố đã chiếm đến hơn 60% tổng GDP cả nước.

Học Singapore quy hoạch đô thị thông minh: công nghệ là yếu tố tiên quyết ảnh 1

“Chiến lược Smart City là ý tưởng mới nên phải vừa thực hiện, vừa rút ra bài học cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các thành phố khác"

PGS.TS. Nguyễn Văn Thành

Các thành phố không chỉ thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc gia, thúc đẩy hình thành những nền kinh tế tích lũy tạo điều kiện cho sự đổi mới trong và giữa các lĩnh vực khác nhau mà còn tạo ra các cơ hội phong phú đa dạng cho hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Mô hình thành phố thông minh (smart city) chính là nền tảng để thúc đẩy xã hội khởi nghiệp trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Thành, nội hàm quan trọng của mô hình thành phố thông minh là quy hoạch và xây dựng thành phố trên quan điểm coi đây là một hệ sinh thái (digital ecosystem) phức hợp về kinh tế - xã hội – công nghệ, sử dụng Big data và IoT trong điều hành, sẵn sàng ứng phó với các xu hướng sản xuất di chuyển trở lại các nước công nghiệp phát triển khi robot trở nên phổ biến, không bỏ lại ai phía sau trong quá trình phát triển.

Công nghệ là yếu tố tiên quyết

Là nền kinh tế phát triển hàng đầu trong khu vực ASEAN, Chính phủ Singapore đang nỗ lực định hình một quốc gia thông minh, một nền kinh tế dẫn đầu về chuyển đổi số, đổi mới và sáng tạo số, một thành phố tầm cỡ thế giới và mang đến cho người dân nơi ở tốt nhất, điều kiện sống tối ưu nhất.

Chia sẻ về kinh nghiệm của Singapore trong quy hoạch tích hợp dựa trên nền tảng công nghệ thông minh, ông Michael Koh, thành viên Ban giám đốc Trung tâm các Thành phố đáng sống trực thuộc Bộ Kế hoạch Phát triển quản lý đất đai Singapore nhấn mạnh cách tiếp cận đô thị thông minh là chiến lược khung của quốc gia này nhằm hướng tới xây dựng nền kinh tế cạnh tranh song song với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho cư dân.

Theo ông Michael Koh, để hướng tới phát triển đô thị đáng sống, nền tảng cơ bản nhất là quản trị đô thị thông minh, đa dạng. Trong đó, ông chỉ ra 4 chiến lược định hướng mà Chính phủ Singapore hướng tới như sau:

Chiến lược 1: Quy hoạch đô thị đa tâm

Chiến lược quy hoạch đô thị đa tâm của Singapore

Chiến lược quy hoạch đô thị đa tâm của Singapore

Từ những năm 1991, Chính phủ Singapore đã đẩy mạnh hệ thống quy hoạch tập trung với trọng tâm quy hoạch các đô thị đa tâm theo sơ đồ quy hoạch quy mô, tổng thể và chi tiết. Việc quy hoạch và xây dựng các trung tâm đô thị đa tâm với ý tưởng sống gần nơi làm việc sẽ cung cấp các “cơ hội vàng” cho người dân khi vừa tạo công ăn việc làm trong chính khu vực, vừa hạn chế tối đa thời gian đi lại. Cho đến nay, các trung tâm đa tâm này đã trở thành trọng tâm ưu tiên quy hoạch của Singapore.

Đa số các đô thị hiện nay của Singapore đều là các đô thị đa tâm, vừa là nơi cư trú và làm việc, vừa cung cấp đầy đủ các dịch vụ thương mại và tiện ích học hành, vui chơi, giải trí, thể thao… với mục tiêu “tất cả dưới một mái nhà”. Một số đô thị thậm chí có cả trường đại học hay nhà máy cung cấp nước riêng, được điều hành bởi một hệ thống thông minh tiên tiến.

Chẳng hạn, quận Punggol Digital là một đô thị mới với sự kết hợp của các học xá và khu vực kinh doanh ở trung tâm khu đô thị, ngoài ra cung cấp đủ dịch vụ thương mại và tiện ích sống cho mọi người dân. Với diện tích phát triển 50.000 ha, quận sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng trường học phục vụ 12.000 học sinh, sinh viên và tạo ra 28.000 việc làm mới. Từ Punggol Digital, người dân không cần đi đến trung tâm thành phố để tìm kiếm và sử dụng các tiện ích.

Hay quận One-North là quận thông minh, nơi tập trung trụ sở các tập đoàn công nghệ lớn như Foxconn, Biotech... Mặc dù nằm xa trung tâm thành phố, quận One-North vẫn bao gồm đầy đủ các tiện ích sống, làm việc và vui chơi cho cư dân.

Chiến lược 2: Quy hoạch các đô thị đa chức năng

Chiến lược quy hoạch đô thị đa chức năng tại đô thị dân cư Marina South

Chiến lược quy hoạch đô thị đa chức năng tại đô thị dân cư Marina South

Bên cạnh mục tiêu xây dựng đô thị đa tâm, chính quyền Singapore hướng việc quy hoạch tới xây dựng các đô thị đa chức năng với khả năng sử dụng hỗn hợp tiện tích. Chẳng hạn khu đô thị Marina South là khu đô thị cư dân nhưng bao gồm cả các tiện ích nhà hàng, khách sạn, thể thao, vui chơi, giải trí. Bên trong khu đô thị có bao gồm các khu shophouse phục vụ nhu cầu mua sắm, hay cạnh đó là các tòa nhà rộng lớn, nơi bất kỳ công ty nào từ SMEs đến tập đoàn lớn đều có thể tìm thấy địa điểm đặt văn phòng phù hợp với nhu cầu. Quy hoạch từng tòa nhà ưu tiên tối đa việc chia sẻ tiện ích chung, qua đó tăng cường tính tương tác của cộng đồng trong cùng một khu vực dân cư.

Chiến lược 3: Quy hoạch tiếp cận thuận tiện với khu vực đô thị sinh thái và môi trường sống thân thiện

Quy hoạch tiếp cận thuận tiện với khu vực đô thị sinh thái và môi trường sống thân thiện (vùng xanh lam và xanh lá)

Quy hoạch tiếp cận thuận tiện với khu vực đô thị sinh thái và môi trường sống thân thiện (vùng xanh lam và xanh lá)

Đô thị sinh thái và môi trường sống thân thiện (được gọi là vùng xanh lam và xanh lá) là khu vực mà chính phủ Singapore mong muốn quy hoạch điều kiện đi lại thuận tiện đến bất cứ đâu trong thành phố. Ý tưởng này nghĩa là bản thân đô thị sẽ bao gồm môi trường sinh thái như hồ chứa nước, cây cối, với nguồn cung cấp nước sạch thông minh và đảm bảo mọi tiêu chuẩn cho con người.

Chẳng hạn, khu vực Marina Barrage là khu điển hình về điều kiện sống thân thiện với môi trường, mật độ cây xanh và hồ nước lớn, bao gồm hệ thống điều phối thông minh như kênh thoát nước có hệ thống kiểm soát ngập nước phòng tình huống mưa lũ hoặc triều cường tăng cao.

Chiến lược 4: Quy hoạch đảm bảo tính kết nối và thuận tiện cho đi bộ

Quy hoạch ở Singapore bên cạnh các tiện ích phương tiện giao thông cá nhân và công cộng cũng ưu tiên tính kết nối và thuận tiện cho đi bộ. Chẳng hạn, các trạm tàu, tuyến hành lang… được quy hoạch rất thuận lợi để người dân đi bộ từ trạm này đến trạm khác. Hay ngay trung tâm thành phố, chính quyền đã sử dụng một hành lang ưu tiên thuận lợi cho cả người đi bộ và đi xe đạp. Hành lang này có kết nối chặt chẽ với hệ thống tàu điện, qua đó cung cấp cho người dân những khả năng và lựa chọn di chuyển khác nhau, đảm bảo yếu tố sinh thái và bảo vệ môi trường.

Singapore hiện có khoảng 440km đường dành riêng cho người đi xe đạp

Singapore hiện có khoảng 440km đường dành riêng cho người đi xe đạp

Hiện Singapore có khoảng 440km đường dành riêng cho người đi xe đạp, dự kiến sẽ trong năm 2023, con số này sẽ tăng lên 800km. Tầm nhìn năm 2030, khoảng 1.320km đường riêng cho người đi xe đạp sẽ được đi vào sử dụng. Tuyến đường này sẽ cung cấp kết nối thuận tiện đến tất cả các công viên giải trí và khu sinh sống.

Trong chiến lược ưu tiên phương tiện xe đạp và đi bộ, các cơ quan quy hoạch Singapore cũng đang hướng đến xây dựng các “đô thị 45 phút” hay “thị trấn 20 phút”, tức di chuyển từ đô thị này đến đô thị kia trong 45 phút, từ thị trấn này đến thị trấn này đến thị trấn kia trong 20 phút.

“Công nghệ là yếu tố tiên quyết tạo nên một thành phố an toàn, đáng sống với các điều kiện sinh sống thuận lợi, hướng tới phát triển bền vững. Cần có phương án quy hoạch tổng thể và đi vào cụ thể cho từng khu vực, ưu tiên môi trường thông minh, di chuyển thông minh, tập hợp tất cả tiện ích trong phạm vi một đô thị thông minh (hệ thống tưới tiêu, an ninh, chiếu sáng thông minh…)”, ông Michael Koh nhấn mạnh.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.