'Hồi sinh' sông Tô Lịch thành công viên lịch sử, văn hóa và tâm linh

DU LỊCH HÀ NỘI
18:55 - 08/07/2022
0:00 / 0:00
0:00
Đề án cải tạo sông Tô Lịch thành hầm chống ngập và công viên lịch sử văn hóa tâm linh với hàng loạt các công trình văn hóa trải dài được đại diện UBND TP Hà Nội đánh giá cao.

Chiều 7/7, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp với UBND TP Hà Nội, Trung tâm Dịch thuật, dịch vụ văn hóa và khoa học - công nghệ và CTCP Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh (Công viên Hữu nghị Việt - Nhật) và các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch".

Hội thảo khoa học quốc gia "Giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh (Công viên Hữu nghị Việt - Nhật) và các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch".

Hội thảo khoa học quốc gia "Giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh (Công viên Hữu nghị Việt - Nhật) và các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch".

Đây là một đề án triển khai Chương trình số 05-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025 về xử lý vấn đề môi trường. Đặc biệt, để triển khai Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, TP Hà Nội cũng đã họp và giao nhiệm vụ cho các sở, ngành và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp cận tổng thể để xử lý các nội dung liên quan đến sông Tô Lịch.

Theo định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10/5/2013, xác định sông Tô Lịch có nhiệm vụ chính là phục vụ thoát nước cho đô thị, có chức năng là công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật thu gom nước mưa trong phạm vi lưu vực Tô Lịch để tự chảy ra sông Nhuệ, khi mực nước sông Nhuệ nhỏ hơn hoặc bằng 3,5m.

Theo đó, TP Hà Nội đã nghiên cứu nội dung đề xuất của JVE là xây dựng dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh (Công viên hữu nghị Việt Nhật).

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT JVE - đơn vị đề xuất dự án cho biết, dự án với 2 hợp phần chính, bao gồm: Hệ thống đường cao tốc ngầm hoạt động 2 chiều riêng biệt kết nối vào ra tại các điểm nút giao thông huyết mạch của Thủ đô. Hệ thống chống ngập khổng lồ bao gồm các giếng thu nước, hầm ngầm thoát nước (đặt phía dưới cao tốc ngầm) và bể điều áp khổng lồ.

Hợp phần thứ 2 là công viên lịch sử - văn hoá - tâm linh Tô Lịch nằm ở phía bên trên. Kết hợp với đó là là các cầu mái vòm nối hai bờ sông với độ cong mái phù hợp để thuyền rồng chở khách du lịch có thể qua lại bên dưới thuận lợi, dễ dàng.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, đề xuất của JVE hướng tới 3 mục tiêu: phục hồi, phát triển không gian kiến trúc cảnh quan sông Tô Lịch lịch sử; giải pháp xử lý thoát nước công nghệ cao; tổ chức triển khai tuyến giao thông ngầm dọc sông Tô Lịch. Đây là ý tưởng có quy mô rất lớn, đổi mới về mặt công nghệ nên cần phải đặt ra những yêu cầu tổng thể về quy hoạch và nguồn lực, cơ chế, chế tài…

Về phương án tài chính, dự kiến đề xuất chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi ODA của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và một phần vốn đối ứng trong nước.

Tin liên quan

Đọc tiếp