Hơn 80% công ty gia sư Trung Quốc phải đóng cửa

Giáo dục TRUNG QUỐC
11:49 - 23/12/2021
Các công ty gia sư của Trung Quốc đã bị giám sát chặt chẽ như một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm giảm bớt áp lực cho trẻ em đi học và giảm gánh nặng chi phí cho phụ huynh. Ảnh: AFP
Các công ty gia sư của Trung Quốc đã bị giám sát chặt chẽ như một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm giảm bớt áp lực cho trẻ em đi học và giảm gánh nặng chi phí cho phụ huynh. Ảnh: AFP
0:00 / 0:00
0:00
Bộ Giáo dục Trung Quốc hôm 21/12 cho biết, hơn 80% công ty gia sư và các cơ sở dạy thêm đã đóng cửa hoặc chuyển sang các lĩnh vực kinh doanh khác, nhằm giảm gánh nặng học tập đối với học sinh cấp 1 và cấp 2 tại quốc gia này.

Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, ngành giáo dục nước này đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong việc điều tiết thị trường dạy thêm sau giờ học và số lượng các trung tâm dạy thêm đã giảm đáng kể.

Số lượng các cơ sở dạy thêm trực tuyến hiện đã giảm 84,1% và dạy thêm trực tiếp đã giảm 83,8%. Bộ cũng cho biết thêm rằng, bất kỳ cơ sở dạy thêm nào hiện đang tồn tại thì đều được chuyển thành các tổ chức phi lợi nhuận hoặc phải đóng cửa. Đồng thời, các quảng cáo dạy thêm đều được yêu cầu gỡ bỏ và vốn đầu tư vào các công ty này cũng bị thu hồi.

Số lượng các cơ sở dạy thêm tại Trung Quốc đang giảm dần về số lượng và nếu tiếp tục hoạt động thì phải đăng ký với tư cách là các tổ chức phi lợi nhuận. Ảnh: Reuters

Số lượng các cơ sở dạy thêm tại Trung Quốc đang giảm dần về số lượng và nếu tiếp tục hoạt động thì phải đăng ký với tư cách là các tổ chức phi lợi nhuận. Ảnh: Reuters

Trong một hướng dẫn được ban hành vào tháng 7 bởi các văn phòng chung của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện, Nội các Trung Quốc, số lượng các cơ sở dạy thêm nên được giảm dần về số lượng và nếu tiếp tục hoạt động thì phải đăng ký với tư cách là các tổ chức phi lợi nhuận, giảng dạy cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở.

Ông Hao Kuigang, Phó giám đốc Ủy ban Giáo dục thành phố Thiên Tân hôm 20/12 cho biết, không còn bất kỳ trung tâm gia sư trực tuyến nào trong thành phố và số lượng trung tâm dạy thêm trực tiếp đã giảm 92%. “Tất cả các trung tâm dạy thêm còn lại đã trở thành tổ chức phi lợi nhuận”, ông nói.

Theo ông Guo Yihao, Giám đốc Văn phòng Giáo dục Nam Thông ở tỉnh Giang Tô, số lượng công ty dạy thêm trong thành phố đã giảm từ 765 xuống còn 3 công ty, 491 công ty phải đóng cửa và 271 công ty chuyển sang kinh doanh khác.

“Hầu hết các trường tiểu học và trung học cơ sở hiện nay đều có các hoạt động ngoại khóa 2 tiếng sau giờ học vào các ngày trong tuần để đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của học sinh”, Ông Lyu Yugang, Vụ trưởng Vụ giáo dục cơ bản, Bộ Giáo dục Trung Quốc, cho biết.

Kết quả cuộc khảo sát mới nhất của Bộ Giáo dục Trung Quốc cho thấy, 92,7% trường học đã mở các lớp hoạt động thể thao và nghệ thuật sau giờ học, 88,3% tổ chức phong trào đọc sách như một hoạt động sau giờ học và 87,3% đang tiến hành các nhóm và câu lạc bộ theo sở thích. Tỷ lệ học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa sau giờ học đã tăng từ 49% trong học kỳ trước lên 92% trong học kỳ này.

Hơn 99% trường học đã ban hành các quy tắc điều chỉnh số lượng bài tập về nhà và hơn 90% học sinh có thể hoàn thành bài tập về nhà trong thời gian quy định, tăng từ 46% trước khi có bản hướng dẫn đưa ra.

Ông Lyu cho biết, trong một cuộc khảo sát do Cục Thống kê Quốc gia thực hiện, 73% phụ huynh cho biết bài tập về nhà của con cái họ đã giảm đi rõ rệt và 85% cho biết họ hài lòng với các hoạt động ngoại khóa sau giờ học mà các trường cung cấp.

Tuy nhiên, giáo viên các trường sẽ phải đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn kể từ khi hướng dẫn trung ương được ban hành. Hiện tại, Bộ Giáo dục Trung Quốc sẽ nỗ lực tối đa để tuyển thêm giáo viên, đồng thời khuyến khích các trường áp dụng giờ làm việc linh hoạt cho giáo viên.

Thực tế cho thấy, lệnh cấm học thêm sau giờ học đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Trung Quốc cũng khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng hơn. Họ vẫn đang phải đắn đo suy nghĩ về việc phải làm gì đó để giúp con em mình học hành tốt hơn và tương lai sẽ có được chỗ đứng trong xã hội. Một số trường hợp vẫn tìm các thị trường “chợ đen” – nơi vẫn có các cơ sở dạy thêm “chui” để đăng ký học thêm cho con mình.

Đọc tiếp