Không để tình trạng 'tỉnh làm một ít, Trung ương làm một ít' khi đầu tư dự án

ĐẦU TƯ Việt nAM
11:47 - 24/03/2022
Bộ NN&PTNT: phải phát huy được hiệu quả nguồn vốn chứ không phải chỉ để giải ngân.
Bộ NN&PTNT: phải phát huy được hiệu quả nguồn vốn chứ không phải chỉ để giải ngân.
0:00 / 0:00
0:00
Năm 2022, nguồn vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho các dự án đầu tư xây dựng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý là 4.500 tỷ đồng và khoảng 1.900 tỷ đồng vốn ODA, nếu không đẩy nhanh tiến độ sẽ không hoàn thành kế hoạch được giao.

Tại Hội nghị giao ban công tác quản lý đầu tư xây dựng các dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) quản lý ngày 23/3, Thứ trưởng NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng cần rút kinh nghiệm cả thành công và thất bại trong trung hạn, giai đoạn 2016 - 2020. Từ đó, cách thức chuẩn bị đầu tư các dự án trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ được ngành nông nghiệp làm kỹ lưỡng, bài bản rốt ráo hơn và không có chuyện “tỉnh làm một ít, Trung ương làm một ít” như giai đoạn trước.

Ông Hiệp lấy ví dụ, tổng nguồn vốn đầu tư dự án là 2.000 tỷ đồng thì Bộ sẽ chi 2.000 tỷ để làm, không có khái niệm tỉnh góp thêm vài trăm tỷ dẫn đến tổng mức đầu tư của dự án ấy nhỉnh lên, tiến độ dự án không được đảm bảo. Đó được coi là cách làm mới.

Thứ trưởng Hiệp cũng nhấn mạnh, sau khi được phê duyệt chủ trương đầu tư, khi bắt đầu có tiền để lập dự án, cần phải nghiên cứu, rà soát kỹ hơn để điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp. Theo ông, đầu tư dự án phải căn cứ vào mục tiêu là gì để tính toán và nếu thấy việc phân bổ nguồn vốn đầu tư (theo chủ trương dự án) chưa hợp lý thì chủ đầu tư cần có văn bản kiến nghị điều chỉnh gửi lên Bộ. Sau đó Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét và quyết định.

“Nếu 100% chủ trương đầu tư dự án như thế nào, dự án như thế đó thì rất không ổn. Nghe tưởng hay nhưng rất gay”, ông Hiệp nêu quan điểm.

Thông tin về tình hình vốn đầu tư của ngành nông nghiệp, ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho biết, năm 2022 nguồn vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho các dự án đầu tư xây dựng do Bộ NN&PTNT quản lý là 4.500 tỷ đồng và khoảng 1.900 tỷ đồng vốn ODA.

Tuy nhiên, nếu nhìn cả trung hạn 2021 – 2025 sẽ thấy rằng tổng nguồn vốn đầu tư công Bộ NN&PTNT được giao giải ngân tăng 30% so với giai đoạn 2016 – 2020, chưa kể nguồn vốn vay ODA cũng tăng gấp đôi so với giai đoạn trước.

Đặt giả thiết, năm 2022 giải ngân hết 4.500 tỷ đồng vốn đầu tư công theo kế hoạch, vậy trong 3 năm (2023 – 2025) Bộ NN&PTNT phải tiêu hết khoảng 60.000 tỷ đồng (mỗi năm giải ngân 20.000 tỷ đồng). “Nếu không đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị dự án thì chắc chắn không thể hoàn thành kế hoạch được giao”, ông Việt nhận định.

Cũng theo ông Việt, đối với lĩnh vực thủy sản, các cảng cá loại một và khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng chưa đạt tiêu chuẩn sẽ được đầu tư, nâng cấp bằng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025. Còn lại, tất cả các dự án đầu tư, nâng cấp cảng cá loại hai và khu neo đậu tránh trú bão ở địa phương thì lấy nguồn vốn từ dự án (vay vốn ODA) Phát triển thủy sản bền vững, đã được Thủ tướng phê duyệt và đang chuẩn bị đầu tư.

Để có cách làm mới trong việc phát huy hiệu quả nguồn vốn, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan yêu cầu Cục Quản lý xây dựng công trình cần phân loại các dự án như “đèn giao thông”.

“Phân loại các dự án như 'đèn giao thông'. Nhóm dự án nào màu xanh thì có thể yên tâm. Nhóm dự án nào màu vàng thì cần lưu tâm và lo lắng. Nhóm dự án nào màu đỏ thì phải để lại, thúc đẩy hoặc cắt ra khỏi dự án gộp không làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án thành phần khác có liên quan.

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Hoan, khi đầu tư một hệ thống công trình phải thực hiện đồng bộ. Không thể để tình trạng Bộ NN&PTNT đầu tư xây dựng xong hồ chứa nước, nhưng địa phương chưa đầu tư hệ thống dẫn nước cho người dân thụ hưởng.

“Cái cuối cùng chúng ta hướng đến là phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư chứ không phải là giải ngân tiền của Nhà nước”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan lưu ý.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.