Kinh doanh kém sắc, BaoVietBank báo lãi 9 tháng đi lùi

NGÂN HÀNG Việt nAM
19:26 - 24/10/2022
Kinh doanh kém sắc, BaoVietBank báo lãi 9 tháng đi lùi
0:00 / 0:00
0:00
Mặc dù đã giảm mạnh trích lập dự phòng, tuy nhiên các hoạt động kinh doanh khác tại BaoVietBank đều ghi nhận kết quả kém khả quan so với cùng kỳ năm trước, kéo theo lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm tại ngân hàng này giảm gần 21%.

Báo cáo tài chính tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank) ghi nhận nhiều sụt giảm từ các mảng hoạt động kinh doanh trong 9 tháng đầu năm. Thu nhập lãi thuần đạt 486,9 tỷ đồng, giảm hơn 24% so với cùng kỳ. Lãi từ hoạt động dịch vụ đạt 163,6 tỷ đồng, giảm 32,2% so với cùng kỳ, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 11,1 tỷ đồng, giảm 2,6% so với cùng kỳ.

Khoản lợi nhuận từ chứng khoán kinh doanh tại BaoVietBank cũng ghi nhận giảm gần 1 nửa so với cùng kỳ năm 2021, tương ứng đạt 29 tỷ đồng. Kéo theo tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng này sau 9 tháng đầu năm giảm 41,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 596,4 tỷ đồng.

Về chi phí dự phòng rủi ro, trong quý III/2022, BaoVietBank giảm dự phòng gần gấp 4 lần so với quý III năm ngoái, ở mức hơn 38,7 tỷ đồng. Tính chung 9 tháng đầu năm, ngân hàng giảm chi phí dự phòng rủi ro từ 531,2 tỷ đồng xuống 80,5 tỷ đồng, tương đương giảm gần 6 lần so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả, lợi nhuận trước thuế trong quý III tại BaoVietBank đạt 9,6 tỷ đồng, giảm 198% so với cùng kỳ quý III/2021. Lũy kế 9 tháng đầu năm, BaoVietBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 36,2 tỷ đồng, giảm gần 21% so với cùng kỳ.

Tính đến 30/9/2022, tổng tài sản của BaoVietBank đạt 65.744 tỷ đồng, tăng 0,4% so với cuối năm 2021. Dư nợ tín dụng tăng 18,2% so với cuối năm trước, đạt 29.842 tỷ đồng.

Sau 9 tháng, huy động tiền gửi khách hàng tăng 0,5% đạt 37.252 tỷ đồng, trong đó tiền gửi không kỳ hạn giảm giảm 0,6% so với đầu năm, đạt 2.731 tỷ đồng.

Về chất lượng tín dụng, trong 9 tháng đầu năm, nợ xấu nội bảng của ngân hàng giảm 22,7% xuống còn 964 tỷ đồng, trong đó nợ nhóm 5 giảm 12% so với đầu năm (795,2 tỷ đồng), chiếm 82,4% số dư nợ xấu. Qua đó, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm từ 4,94% xuống 3,23%.

BaoVietBank vẫn chưa lên sàn

Theo Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, yêu cầu thực hiện việc niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần theo hướng đến hết năm 2020, toàn bộ các ngân hàng thương mại niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chính thức hoặc sàn UPCoM.

Yêu cầu niêm yết đối với các cổ phiếu ngân hàng cũng được đề ra tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 8/2018.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, không tính các ngân hàng yếu kém bị mua lại bắt buộc hoặc đang bị kiểm soát đặc biệt là CBBank, OceanBank, GPBank, DongABank, vẫn còn một số ngân hàng vẫn chưa đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán, trong đó BaoViet Bank là cái tên gây chú ý khi vẫn chưa công bố kế hoạch đưa cổ phiếu lên sàn.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.
Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.