Lạm phát Mỹ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cung ứng vẫn thiếu hụt

LẠM PHÁT MỸ
18:34 - 24/01/2022
Lạm phát cao kỷ lục, dịch bệnh Covid-19, tình trạng thiếu nhân công và đứt gãy cung ứng hàng hóa là các vấn đề mà nước Mỹ đang đối mặt. Ảnh: Reuters
Lạm phát cao kỷ lục, dịch bệnh Covid-19, tình trạng thiếu nhân công và đứt gãy cung ứng hàng hóa là các vấn đề mà nước Mỹ đang đối mặt. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Theo các nhà điều hành ngành thực phẩm và các chuyên gia phân tích, tình hình lạm phát tại Mỹ có thể kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng hoặc thậm chí sẽ lâu hơn, ngay cả khi số ca mắc Covid-19 giảm dần. 

Các chuỗi cung cấp thực phẩm tại nước Mỹ đang chịu nhiều áp lực khi biến chủng Omicron gây biến động lực lượng lao động từ các nhà máy chế biến, cho đến cả các cửa hàng kinh doanh. Đây chính là nguyên nhân khiến rất nhiều nơi trên nước Mỹ phải chứng kiến sự thiếu hụt hàng hóa.

Tại bang Arizona, ước tính cứ 10 nhân viên làm việc các nhà máy chế biến hay doanh nghiệp phân phối, thì có 1 nhân viên gặp vấn đề về sức khỏe hoặc mắc Covid-19. Tại bang Massachusetts, do số lượng người lao động bị ốm nhiều nên nguồn cung cá, thịt và các nguyên liệu tươi sống đến các siêu thị và nhà hàng giảm sút đáng kể.

Các chuỗi kinh doanh thực phẩm lớn tại đông nam nước Mỹ đã buộc phải thuê nhân công làm việc bán thời gian tại các trung tâm phân phối thực phẩm, do không thể có đủ số lượng người làm.

Theo cảnh báo của các nhà điều hành ngành thực phẩm và các chuyên gia phân tích, tình hình này có thể sẽ kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng và thậm chí lâu hơn nữa ngay cả khi tình hình Covid-19 hiện tại có dấu hiệu lạc quan. Sự thiếu thốn của lực lượng lao động do dịch bệnh càng là nhân tố khiến cho chuỗi cung ứng trở nên khó khăn hơn, cũng như là một phần gây ra gián đoạn hoạt động cung ứng thực phẩm.

Chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ tăng lên mức cao nhất trong gần 40 năm trở lại đây. Ảnh: Reuters

Chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ tăng lên mức cao nhất trong gần 40 năm trở lại đây. Ảnh: Reuters

Trong thời kỳ đầu của đại dịch, các biện pháp phong tỏa chống dịch tại nước Mỹ đã khiến cho người dân hoảng loạn mua các nhu yếu phẩm thiết yếu ví như thịt, nguyên liệu nấu ăn và giấy vệ sinh để tích trữ.

Nhiều nhà điều hành doanh nghiệp nhận định rằng tình trạng thiếu thốn của chuỗi cung ứng hiện nay đang ngày một trầm trọng hơn so với trước đây.

Bà Eddie Quezada, quản lý sản xuất tại chuỗi cửa hàng Stop & Shop, New York, cho biết, biến chủng Omicron đã khiến lượng hàng hóa nhập vào của ông gặp khó khăn nhiều hơn bất kỳ đợt lây nhiễm Covid-19 nào. Ông tiết lộ, cứ 5 nhân viên của ông thì có 1 người mắc Covid-19. Điều này gây ra rất nhều thách thức cho hoạt động vận chuyển hàng cho cửa hàng.

Không chỉ các cửa hàng thực phẩm, các chuỗi nhà máy đóng gói thực phẩm cũng đang đối mặt với những thách thức tương tự. Theo công bố của Bộ Nông nghiệp Mỹ, hoạt động giết mổ gia súc trong tuần kết thúc ngày 14/1/2022 giảm khoảng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, hoạt động giết mổ lấy thịt lợn nói riêng giảm 9%, hoạt động giết mổ gà ước tính thấp hơn khoảng 4%. Ngoài ra, tình trạng thiếu lao động cũng đang ảnh hưởng đến ngành chế biến sữa và phomat tại các nông trường.

Bà Christine McCracken, Giám đốc điều hành bộ phận nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp Rabobank nhận định rằng, các sản phẩm thịt vốn phải mất đến vài tuần để có thể có mặt tại các cửa hàng, nhưng nay các vấn đề về thiếu hụt lao động trong thời kỳ biến chủng Omicron sẽ có thể khiến cho các nhà sản xuất gặp khó khăn hơn trong khâu phân phối thực phẩm.

Sự thiếu hụt hàng hóa trên quy mô lớn khiến người tiêu dùng tại Mỹ chật vật hơn. Ảnh: Reuters

Sự thiếu hụt hàng hóa trên quy mô lớn khiến người tiêu dùng tại Mỹ chật vật hơn. Ảnh: Reuters

Nhà cung cấp khoai tây đông lạnh hàng đầu tại Bắc Mỹ, Lamb Weston, vào tháng 1/2021 công bố dự báo trong năm 2022, trong đó nhấn mạnh tình trạng thiếu lao động sẽ vẫn tiếp diễn và gây gián đoạn đến hoạt động sản xuất tại khắp các nhà máy.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Lao động Mỹ, lạm phát tại Mỹ trong tháng 12/2201 được ghi nhận là tăng mạnh nhất trong năm 2021 và đạt mức kỷ lục sau gần 40 năm. Trong đó, chỉ số giá tiêu dung (CPI), chỉ số đo lường giá cả của nhiều loại mặt hàng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số CPI tính theo tháng tăng 0,5%.

Các chuyên gia kinh tế tại Dow Jones cũng đưa ra dự báo chỉ số này tăng 7% so với cùng kỳ trong tháng 12/2021 và tăng 0,4% so với tháng liền trước.

Với mức tăng lạm phát đạt kỷ lục so với mốc thời gian tính từ tháng 6/1982, kinh tế nước Mỹ đang đứng trước hai bối cảnh: thiếu nguồn cung hàng hóa và nhân lực, đón lượng tiền khổng lồ từ Quốc hội và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) rót vào để hạ nhiệt lạm phát. Chứng khoán Phố Wall vẫn ghi nhận tăng điểm sau thông tin trên, tuy nhiên lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm.

Ông Brian Price, Trưởng bộ phận quản lý đầu tư tại mạng lưới Commonwealth Financial Network, đưa ra nhận định: “Thông tin về CPI tăng 7% trong 12 tháng gần nhất sẽ khiến nhiều nhà đầu tư sốc bởi chúng ta chưa từng chứng kiến con số đó trong gần 40 năm qua. Tuy nhiên, đây cũng là con số mà nhiều người đã đoán được. Chúng ta tiếp tục đối mặt với điều đó trên thị trường trái phiếu, bởi lợi suất trái phiếu dài hạn có xu hướng giảm đáng kể”.

Loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng, CPI lõi tăng 5,5% so với cùng kỳ năm và tăng 0,6% so với tháng liền trước. Các chuyên gia đưa ra con số dự báo là 5,4% và 0,5%. So với chỉ số lạm phát lõi, đây là mức tăng cao nhất tính từ tháng 2/1991.

Chỉ số giá nhà ở, vốn đóng góp chiếm khoảng gần 30% tổng các chi phí, tăng 0,4% trong tháng và 4,1% so với cùng kỳ năm. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/2007.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.