Micron khởi động dự án thúc đẩy sản xuất chip tại Mỹ

MỸ Chip
13:15 - 02/09/2022
Tập đoàn Micron Technology (Mỹ). Ảnh: Theo Reuters.
Tập đoàn Micron Technology (Mỹ). Ảnh: Theo Reuters.
0:00 / 0:00
0:00
Một trong những công ty bán dẫn lớn nhất thế giới và nhà sản xuất bộ nhớ duy nhất có trụ sở tại Mỹ là Micron Technology mới đây thông báo, tập đoàn này có kế hoạch đầu tư vào xây dựng nhà máy sản xuất công nghệ bộ nhớ tiên tiến ở bang Idaho. 

The The Verge, ngày 1/9, Micron công bố kế hoạch đầu tư 15 tỷ USD vào dự án Idaho ngay sau khi Đạo luật Khoa học và CHIP được thông qua. Khởi động dự án với mục đích xây dựng một nhà máy bán dẫn mới ở Idaho (Mỹ), qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất chip tại quốc gia này.

Tháng trước, Micron cũng thông báo sẽ đầu tư 40 tỷ USD vào các trung tâm sản xuất bộ nhớ hoặc nhà máy chế tạo trong nước vào năm 2030, tạo ra khoảng 40.000 việc làm mới nhằm tận dụng chính sách trợ cấp và tín dụng theo một dự luật trị giá hàng tỷ USD vừa được Tổng thống Joe Biden ký ngày 9/8. Đây là một trong những nỗ lực để giải quyết tình trạng thiếu hụt chip kéo dài, cũng như giảm sự phụ thuộc sản xuất vào các quốc gia khác như Trung Quốc.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Micron Sanjay Mehrotra cho biết, công ty sẽ nỗ lực dẫn đầu về công nghệ, về sản xuất bộ nhớ tiên tiến hàng đầu mới của Hoa Kỳ, đảm bảo nguồn cung cấp chất bán dẫn trong nước đáng tin cậy như một lời cảm ơn tới chính quyền Tổng thống Biden.

Việc thông qua Đạo luật Khoa học và CHIP, với tổng số tiền được phân bổ là 280 tỷ USD, đánh dấu sự đồng thuận hiếm hoi của lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ, khi các nghị sĩ thuộc cả hai đảng đều đánh giá sự cần thiết của luật này nhằm giúp Mỹ cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc, đặc biệt là trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Tham vọng sai thời điểm?

Trong quý II năm 2022, doanh thu của Micron Technology chỉ đạt 7,2 tỷ USD, thấp hơn mức dự đoán 9,1 tỷ USD. Công ty cũng cảnh báo các nhà đầu tư trong một tuyên bố tháng 8 rằng, doanh số quý IV/2022 sẽ ở mức "rất thấp".

Cảnh báo của Micron phản ánh sự đi xuống về nhu cầu chip trong toàn ngành bán dẫn. Sự tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến cho các nhà máy không đủ nguồn cung dẫn đến khủng hoảng chip xảy ra. Thậm chí, nhiều công ty đã tính đến khủng hoảng thừa do sản xuất quá nhiều. Điều này kéo theo tình trạng giảm doanh thu và lợi nhuận trong các quý tới của năm 2022 và sang năm 2023.

Trong những tháng gần đây khi lạm phát tăng, nền kinh tế Trung Quốc đang sụt giảm và xung đột giữa Nga - Ukraine đã ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng đối với điện thoại thông minh và máy tính cá nhân, một phân khúc quan trọng của ngành.

Công ty nghiên cứu TrendForce ước tính, giá chip bộ nhớ DRAM sẽ giảm từ 3% đến 8% trong quý III/2022. Khi giá chip giảm sẽ dẫn đến lượng hàng tồn kho tăng cao. Số liệu của VLSI Research đưa ra, hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng chip tăng đáng kể từ đầu năm nay. Nếu như tháng 2, hàng tồn chỉ khoảng 1,2 tháng thì đến nay, mức tồn kho toàn cầu đã tăng lên 1,4 tháng vào tháng 6 và 1,7 tháng vào tháng 7.

Theo Fortune, trong bối cảnh nhu cầu suy giảm và số lượng chip tồn kho tăng cao, việc Mỹ "rót tiền" đầu tư vào lĩnh vực chất bán dẫn có thể là sai lầm.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.