Miễn giảm thuế 12 năm: Cơ hội bứt phá cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ

khoa học công nghệ Việt nAM
07:33 - 01/09/2021
Miễn giảm thuế 12 năm tạo bứt phá cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ. Ảnh minh họa
Miễn giảm thuế 12 năm tạo bứt phá cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ. Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00

Miễn giảm thuế tới 12 năm cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ là chính sách mới, được kỳ vọng sẽ tạo đà bứt phá cho các doanh nghiệp phát triển, từng bước chiếm lĩnh thị trường.

Tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2021, Chính phủ đã nêu rõ yêu cầu: “Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”.

Điều này đặc biệt cần thiết trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, cần phải có thêm nhiều động lực để phát triển doanh nghiệp lĩnh vực khoa học, công nghệ làm nền tảng đẩy nhanh chuyển đổi số, kinh tế số, biến những nguy cơ từ dịch COVID-19 thành cơ hội để phát triển.

Trước yêu cầu của thời cuộc, Thông tư 03/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính đã quy định về mức và thời gian ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Cụ thể:

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ, cụ thể: được miễn thuế 04 nămgiảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo.

Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ được tính liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ thì năm đầu tiên tính thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.

Trong thời gian đang được ưu đãi miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu năm nào doanh nghiệp khoa học và công nghệ không đáp ứng điều kiện về doanh thu của các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu năm của doanh nghiệp thì năm đó doanh nghiệp khoa học và công nghệ không được hưởng ưu đãi và được tính trừ vào thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi và kê khai vào Bảng kê ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ kèm theo Thông tư này. Bảng kê ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được gửi kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Điều kiện để doanh nghiệp khoa học công nghệ được miễn, giảm thuế?

Để được hưởng ưu đãi thuế nêu trên, doanh nghiệp khoa học và công nghệ cần đáp ứng 4 điều kiện sau:

Một là, được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Hai là, doanh thu hàng năm từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp.

Ba là, doanh thu được tạo ra từ dịch vụ có ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin là doanh thu từ dịch vụ mới, không bao gồm các dịch vụ đã có trên thị trường.

Bốn là, doanh nghiệp khoa học và công nghệ phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ trong kỳ để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được thì thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện phân bổ theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12.

Để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp khoa học và công nghệ phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật và nộp thuế theo kê khai.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/03/2021.

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.