Mỹ đầu tư 50 tỷ USD cho ngành công nghiệp chip điện tử

MỸ Chip
14:34 - 07/09/2022
Mỹ đầu tư 50 tỷ USD cho ngành công nghiệp chip điện tử
0:00 / 0:00
0:00
Engadget đưa tin, ngày 6/9, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD vào ngành công nghiệp chip nhằm hỗ trợ sản xuất chip nội địa và mở rộng nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết khoản đầu tư nói trên sẽ giúp hồi sinh ngành công nghiệp bán dẫn trong nước và thúc đẩy sự đổi mới, đồng thời tạo ra việc làm với mức lương tương đối cao cho người dân.

Trong đó, với khoảng 28 tỷ USD của quỹ CHIPS sẽ được dành cho việc thúc đẩy sản xuất chip logic và bộ nhớ tại Mỹ bằng cách sử dụng các quy trình tiên tiến nhất trên thế giới.

Chính phủ Mỹ cũng đang tìm cách tăng cường sản xuất chip cũ hơn. Khoảng 10 tỷ USD được sử dụng để chế tạo chất bán dẫn cho ô tô, công nghệ truyền thông, thiết bị y tế và quốc phòng cũng như các lĩnh vực thương mại quan trọng khác. Trên hết, Bộ Thương mại Mỹ cho biết sẽ tài trợ 11 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển (R&D).

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết, kế hoạch giải ngân vào đầu năm sau thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản vay, đồng thời cũng khẳng định chiến lược này sẽ là cơ hội để mở rộng, thúc đẩy đổi mới các cơ sở sản xuất, thử nghiệm, lắp ráp và đảm bảo an ninh quốc gia.

Tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn Đạo luật Khoa học và CHIP trị giá hàng tỷ USD nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất chip nội địa cũng như các ngành chế tạo công nghệ cao khác. Theo đó, với tổng số tiền được phân bổ là 280 tỷ USD trong 10 năm tới hứa hẹn sẽ tập trung vào lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, đạo luật này sẽ giúp Mỹ cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc, nhất là trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Với mục đích sản lượng chip nội địa được tăng lên đáng kể, chính phủ Mỹ sẽ cần một vài năm để xây dựng và phát triển ngành công nghiệp vi mạch điện tử.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.