"Nếu kéo dài cơ chế giá FIT sẽ gây hậu quả pháp lý và kinh tế"

NĂNG LƯỢNG Việt nAM
07:10 - 11/11/2021
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn trước Quốc hội
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn trước Quốc hội
0:00 / 0:00
0:00
Đề cập đến việc có nên gia thời hạn giá FIT cho các nhà máy điện gió chưa kịp hoàn thiện trước ngày 1/11/2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã nêu quan điểm, kéo dài thời gian hưởng chính sách giá FIT là không hợp lý.

Mới đây, trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã cho biết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nhất trí với đề nghị của Chính phủ nghiên cứu để gia hạn thời hạn áp dụng biểu giá điện gió ưu đãi đến hết ngày 31/3/2022, nhất là với các dự án đã làm xong nhưng chưa vận hành được do tác động của dịch bệnh Covid – 19.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng “Đây cũng có thể xem là một trong những giải pháp trong kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch, đặt trong bối cảnh như thế để chúng ta tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp”.

Đây là một tín hiệu rất tích cực, tháo gỡ nút thắt “bế tắc” về giải pháp cho các doanh nghiệp điện gió không kịp vận hành đúng thời hạn 31/10 theo tin Mekong – ASEAN đã đưa.

Tuy nhiên, tại phiên trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội ngày 09/11, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, kéo dài thời gian hưởng chính sách giá FIT là "không hợp lý".

"Nếu kéo dài thời gian hưởng chính sách này, có thể xảy ra hậu quả về pháp lý, gây thiệt hại về kinh tế cho nhà nước và các đối tượng sử dụng điện", Bộ trưởng Diên nêu ý kiến, việc kéo dài sẽ khiến chính sách hỗ trợ không đúng với bản chất có thời hạn, gây bất bình đẳng với các dự án khác cùng cơ chế nhưng đã thực hiện đúng tiến độ.

Thi công nhà máy điện gió gần bờ Bình Đại tại tỉnh Bến Tre

Thi công nhà máy điện gió gần bờ Bình Đại tại tỉnh Bến Tre

Quý II và quý III/2021, do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, chính quyền một số địa phương phía Nam đã áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, hy sinh lợi ích kinh tế ở một số lĩnh vực để kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Giãn cách xã hội theo từng đợt và kéo dài liên tục trong 05 tháng đã làm gián đoạn, tê liệt mọi hoạt động, tác động tiêu cực và nặng nề tới kinh doanh thương mại cũng như sản xuất bị trì trệ, giảm sút.

Trong tình hình khó khăn ấy, các nhà máy điện gió vẫn phải “căng mình” thi công, làm việc ngày đêm để chạy tiến độ. Dự án Sunpro Bến Tre, đã bỏ ra 75% vốn tự có, tương đương khoảng 1.000 tỷ đồng (do Tập đoàn Pacifico Energy Hoa Kỳ đầu tư) để mua tuabin và thi công trong điều kiện thiếu nhân lực, đứt gãy chuỗi cung ứng, các loại chi phí đều đội giá. Chưa kể chi phí xét nghiệm, khử khuẩn tại doanh nghiệp cũng như ủng hộ công tác phòng, chống dịch tại địa phương nơi thực hiện dự án.

Điều tương tự cũng xảy ra với dự án điện gió Thanh Phong do Công ty Ecowind làm chủ đầu tư tại huyện Thạnh Phú, nhà máy điện gió Bình Đại của Công ty Mêkông tại tỉnh Bến Tre. Chủ đầu tư đã giải ngân hàng nghìn tỷ đồng phục vụ thi công công trình.

Về phía các nhà cung cấp động cơ tubin, thiết bị, cánh quạt... ở nước ngoài (chủ yếu sản xuất tại Trung Quốc) đã tự động chuyển sang tình trạng “bất khả kháng”, miễn trừ trách nhiệm (điều khoản thường được quy định trong hợp đồng thương mại quốc tế) để giao hàng chậm.

Trong 62 nhà máy chậm tiến độ so với thời hạn 1/11/2021, theo TS. Hoàng Giang, Phó chủ tịch Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, sẽ có khoảng hơn 30 dự án điện gió rải rác ở các địa phương khác cũng đang thi công dở dang.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nhà thờ Đức Bà tại TP HCM.

TP HCM sẽ quảng bá du lịch tại Australia

Sở Du lịch TP HCM, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney sẽ tổ chức chương trình Quảng bá Du lịch Việt Nam - TP HCM  tại hai bang New South Wales và Victoria, Australia từ ngày 13-17/5/2024.