Nga bị loại khỏi SWIFT ảnh hưởng thế nào đến giao dịch thanh toán Việt - Nga

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
10:51 - 28/02/2022
SWIFT được ví như mạng xã hội Twitter của các ngân hàng, giúp cung cấp thông tin giao dịch cho các tổ chức tài chính.
SWIFT được ví như mạng xã hội Twitter của các ngân hàng, giúp cung cấp thông tin giao dịch cho các tổ chức tài chính.
0:00 / 0:00
0:00
Việc Nga bị loại khỏi SWIFT không chỉ giáng đòn kinh tế lên nước này mà còn ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán giữa Nga và các nước khác, trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Mỹ và các đồng minh vừa ra quyết định chọn “vũ khí hạt nhân tài chính” để trừng phạt Nga về chiến dịch quân sự ở Ukraine. Theo đó, nước này sẽ bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT đang kết nối hơn 11.000 tổ chức tài chính tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng tại Nga, khoảng 300 ngân hàng và tổ chức sử dụng SWIFT, đứng thứ 2 toàn cầu sau Mỹ.

Động thái trên sẽ khiến các giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam sang Nga và ngược lại sẽ bị ảnh hưởng. Theo Ngân hàng Nhà nước, các giao dịch thanh toán quốc tế hiện được xử lý chủ yếu qua Dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua hệ thống SWIFT và Dịch vụ chuyển tiền Western Union (WU), do các tổ chức tín dụng trong nước trực tiếp thỏa thuận, ký kết tham gia, hợp tác với các tổ chức quốc tế. Trong đó, việc xử lý qua hệ thống SWIFT là chủ lực do đây là hệ thống thanh toán toàn cầu hiện đại, nhanh chóng, độ bảo mật cao và chi phí thấp hơn so với các giao dịch thanh toán truyền thống khác.

Như vậy, dù chưa thể đo lường tác động cụ thể của việc Nga bị ngắt khỏi hệ thống SWIFT thì cũng có thể thấy các giao dịch thanh toán, chuyển tiền quốc tế giữa Việt Nam và Nga sẽ bị ảnh hưởng phần nào. Tuy nhiên, việc giao dịch vẫn thực hiện bình thương qua các kênh truyền thống khác như thư tín, telex. Trước khi có SWIFT, Telex là phương tiện xác nhận tin nhắn khả dụng duy nhất để chuyển tiền quốc tế; mặc dù vậy kênh này có tốc độ xử lý thấp, rủi ro về bảo mật nên thường dẫn đến sai sót.

Ngân hàng VRB ra đời trên cơ sở hợp tác liên kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB), hoạt động từ 2006.

Ngân hàng VRB ra đời trên cơ sở hợp tác liên kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB), hoạt động từ 2006.

Bên cạnh đó, hiện Nga đã sở hữu hệ thống thanh toán SPFS. Đây chính là giải pháp thay thế mà Chính phủ nước này đã chuẩn bị cho trường hợp bị loại khỏi SWIFT, được phát triển từ năm 2014 trong bối cảnh Washington đe dọa ngắt kết nối quốc gia này khỏi SWIFT liên quan đến sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea.

Theo hãng tin Sputnik, đến nay đã có hơn 400 ngân hàng Nga tham gia SPFS và chính phủ cũng đã có các biện pháp thúc đẩy sử dụng hệ thống có chi phí rẻ hơn này. Tuy nhiên, hiện chỉ có hơn 10 ngân hàng nước ngoài có trong SPFS nên hệ thống chưa thể giúp nhiều trong việc thực hiện giao dịch quốc tế.

Tại Việt Nam, Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB) là ngân hàng duy nhất có giấy phép tham gia kênh thanh toán riêng sang Nga, cung cấp dịch vụ chuyển tiền song phương trực tiếp Việt – Nga. Theo VRB, dịch vụ thanh toán song phương Việt - Nga của VRB do Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB) chủ trì, kết nối thanh toán trực tiếp đến tất cả các ngân hàng Nga. Đây hầu hết là những ngân hàng lớn trên lãnh thổ nước này như VTB, Sberbank...

Các chuyên gia so sánh việc Nga bị loại khỏi SWIFT cũng giống như bị cắt Internet. Đài CBC dẫn lời Markos Zachariadis, chuyên gia về hệ thống thông tin và công nghệ tài chính tại Đại học Manchester: "Hãy tưởng tượng những tổ chức này hoạt động trực tuyến với các khách hàng gửi thông tin và giao dịch, rồi đột nhiên ngắt kết nối với hệ thống".
Thực tế, khi Iran bị loại khỏi SWIFT năm 2012 do chương trình hạt nhân, kinh tế nước này đã sụt giảm đến 7% và mất đến 30% thương mại. Vì vậy, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire từng gọi đây là một "vũ khí hạt nhân tài chính".

Tin liên quan

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.