Nga tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng/ngày

dầu mỏ NGA
13:14 - 11/02/2023
Nhằm đáp trả các động thái áp trần giá dầu của phương Tây, Nga tuyên bố cắt giảm 5% sản lượng dầu của mình. Ảnh: TASS
Nhằm đáp trả các động thái áp trần giá dầu của phương Tây, Nga tuyên bố cắt giảm 5% sản lượng dầu của mình. Ảnh: TASS
0:00 / 0:00
0:00
Trong thông báo ngày 10/2, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết Nga sẽ bắt đầu cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng một ngày từ tháng 3 tới, nhằm đáp trả các lệnh cấm của phương Tây với dầu thô và chế phẩm dầu của Nga.

Theo CNBC, mức cắt giảm 500.000 thùng dầu mỗi ngày tương đương với khoảng 5% sản lượng dầu thô của Nga. Tính tới tháng 12/2022, dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho thấy sản lượng dầu của Nga trung bình rơi vào mức 9,77 triệu thùng/ngày.

Ngay sau khi tin tức này nổ ra, giá dầu trên thế giới ngay lập tức tăng nhẹ, Cụ thể, hợp đồng dầu Brent giao tháng 4 tăng 2,24% lên 86,39 USD/thùng ngày 10/2, khiến mức tăng của cả tuần là 8%. Trong khi đó, hợp đồng tương lai dầu thô Trung cấp Tây Texas của Mỹ tăng 2,13% lên mức 79,72 USD/thùng, khiến mức tăng trong tuần đạt 8,63% và đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2022.

Trong một bài phỏng vấn với hãng thông tấn TASS ngày 10/2, ông Novak cho biết mục tiêu của động thái cắt giảm sản lượng dầu của Nga là nhằm “khôi phục lại các mối quan hệ thị trường”.

Trước đó, Điện Kremlin vẫn luôn khẳng định các động thái trên của G7 và EU là những động thái can thiệp mang tính thô báo, đi ngược lại các quy tắc thương mại tự do, từ đó gây bất ổn cho thị trường năng lượng và tạo ra tình trạng thiếu nguồn cung.

Vì vậy khi phương Tây đưa ra các lệnh cấm đối với dầu thô của Nga xuất khẩu bằng đường biển hồi đầu tháng 12/2022, Phó Thủ tướng Novak đã nhiều lần khẳng định nước này sẽ “chỉ bán dầu và các sản phẩm dầu cho các quốc gia hợp tác với Nga theo điều kiện thị trường kể cả khi điều này đồng nghĩa với việc Nga phải giảm sản lượng”.

Ông nhắc lại nhận định trên ngày 10/2 khi cho rằng các lệnh cấm và áp trần giá dầu của phương Tây sẽ chỉ dẫn tới tình trạng thiếu dầu thô cũng như các sản phẩm về dầu.

Trên thực tế, đã có một số chuyên gia lên tiếng về tình hình này, ví dụ như nhà chiến lược Giovanni Staunovo của UBS. Trong một ghi chú gửi tới khách hàng ngày 10/2, ông cho biết sản lượng dầu từ Nga giảm cùng với việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ khiến thị trường dầu mỏ chịu nhiều căng thẳng trong các quý sắp tới của năm 2023.

Ở một diễn biến khác, CNBC trích dẫn ông Novak cho biết việc cắt giảm sản lượng sẽ dựa trên mức sản lượng thực tế chứ không phải từ hạn ngạch của Nga theo thỏa thuận sản lượng của OPEC+. Ngoài ra, ông cũng cho biết quyết định này không được đưa ra với sự tham vấn của liên minh OPEC+ do Moscow đồng chủ trì do nó là tự nguyện.

Tuy nhiên theo 2 nguồn tin quan chức OPEC+ của Reuters, tổ chức này dự định không đưa ra bất kỳ phản ứng nào trước động thái Nga cắt giảm sản lượng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.