Ngân hàng và nhà mạng xem xét điều chỉnh tính phí dịch vụ SMS

SMS BANKING NGÂN HÀNG
23:08 - 26/02/2022
Ngân hàng và nhà mạng xem xét điều chỉnh tính phí dịch vụ SMS
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 26/2, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức cuộc họp trao đổi với đại diện của 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam là Viettel, VNPT và Mobifone về việc điều chỉnh tính phí dịch vụ SMS Banking.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, hiện các tổ chức tín dụng đã miễn toàn bộ phí thanh toán giao dịch tài khoản cho khách hàng và dành nhiều nguồn lực để hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn dịch Covid-19. Với việc tiếp tục miễn các loại phí giao dịch qua tài khoản online, khiến các tổ chức tín dụng không còn nguồn thu để bù lỗ cho khách hàng sử dụng SMS Banking như trước đây.

Bên cạnh đó, các ngân hàng đang phải trả phí rất cao cho các nhà mạng cung cấp dịch vụ SMS. Cụ thể, đại diện ngân hàng hội viên cho rằng, ngân hàng là khách hàng lớn của các nhà mạng nhưng khi các nhà mạng tính phí gửi tin nhắn chủ động (như thông báo biến động số dư, thông báo giao dịch,…) các nhà mạng lại tính phí cao gấp 2 đến 3 lần so với mức phí tin nhắn của cá nhân sử dụng dịch vụ của các nhà mạng.

Mức thu phí dịch vụ SMS Banking đồng loạt tăng.

Mức thu phí dịch vụ SMS Banking đồng loạt tăng.

Tính riêng một ngân hàng trong năm 2021 đã phải bù lỗ hàng trăm tỉ đồng đối với dịch vụ thông báo biến động số dư. Ngoài ra, tình trạng giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS brandname) của các ngân hàng nhằm trộm tiền tài khoản của khách hàng lại “bùng phát”. Mặt khác, do các nhà mạng cung cấp giới hạn độ dài của các tin nhắn cho nên chỉ với 1 thông báo biến động số dư của khách hàng thường phải chia thành 2 tin nhắn lại tạo thêm gánh nặng cho các ngân hàng.

Do đó, phía ngân hàng mong muốn các đơn vị viễn thông trao đổi, đồng thuận cùng ngân hàng, kịp thời điều chỉnh cước phí tin nhắn SMS cho phù hợp.

Về phía các nhà mạng, đại diện Viettel, VinaPhone, MobiFone cho rằng để giải quyết bài toán về phí SMS Banking, đề xuất sẽ thu phí tin nhắn dịch vụ ngân hàng theo phương án trọn gói, doanh nghiệp viễn thông cam kết bảo đảm chất lượng dịch vụ. Các nhà mạng viễn thông và ngân hàng đã thống nhất giải pháp thu phí trọn gói là khả thi, vừa bảo đảm lợi ích của khách hàng, ngân hàng và cả nhà mạng.

SMS Banking là dịch vụ ngân hàng rất phổ biến. Theo đó, thông qua tin nhắn SMS, người dùng có thể theo dõi số dư tài khoản và theo dõi chi tiêu thẻ tức thì 24/7, nhận thông báo tiền gốc và lãi vay từ ngân hàng.

Từ đầu năm 2022, một loạt các ngân hàng thông báo thay đổi mức thu phí dịch vụ SMS Banking. Theo đó, thay vì mức phí thông thường là 11.000 đồng/tháng (đã bao gồm VAT) như trước đây, nhiều người dùng cho biết mức phí SMS Banking phải trả cho ngân hàng tăng gấp 5-7 lần.

Cụ thể, Vietcombank đã ra thông báo miễn phí toàn bộ dịch vụ trên kênh ngân hàng điện tử VCB Digibank, bao gồm, phí quản lý tài khoản; phí duy trì dịch vụ; phí chuyển tiền trong, ngoài hệ thống… Tuy nhiên, ngân hàng điều chỉnh phí duy trì dịch vụ nhận tin nhắn chủ động qua SMS Banking.

Trong đó, các số điện thoại nhận dưới 20 tin nhắn/tháng vẫn tính phí 10.000 đồng, tuy nhiên, từ 20 đến dưới 50 tin nhắn sẽ tính phí 25.000 đồng/tháng; từ 50 đến dưới 100 tin nhắn tính phí 50.000 đồng và từ 100 tin nhắn trở lên tính phí 70.000 đồng.

Các ngân hàng khác như BIDV, Techcombank sau đó cũng có nhwungx động thái tăng phí SMS tương tự.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.