Nghịch lý lương viên chức sự nghiệp thấp hơn lương tối thiểu vùng

Tăng lương QUỐC HỘI
18:12 - 04/11/2022
Đại biểu Đỗ Huy Khánh - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai
Đại biểu Đỗ Huy Khánh - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai
0:00 / 0:00
0:00
Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa nhận sự tồn tại một nghịch lý khi lương viên chức các đơn vị sự nghiệp chưa được 3 triệu, thấp hơn mức thấp nhất của lương tối thiểu vùng là 3,25 triệu.  

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, chiều 4/11, Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà về nhóm vấn đề thứ 3 liên quan đến lĩnh vực nội vụ.

Đại biểu Đỗ Huy Khánh - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đặt câu hỏi, về vấn đề lương tối thiểu theo vùng, đội ngũ nhân viên làm công tác đơn vị hành chính sự nghiệp như văn thư, thủ quỹ, kế toán mức lương cơ bản thấp. Giải pháp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho vấn đề này như thế nào?

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn Quốc hội ngày 4/11/2022
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn Quốc hội ngày 4/11/2022

Trả lời đại biểu Đỗ Huy Khánh, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà thông tin, đối với lương tối thiểu vùng hiện nay, vùng 1 mức lương tối thiểu là 4,68 triệu đồng, vùng 2 là 4,16 triệu đồng, vùng 3 là 4,64 triệu đồng, vùng 4 là 3,25 triệu đồng.

"Như vậy, lương nhân viên và phụ cấp công vụ 25% thì chỉ có 3,46 triệu đồng, đúng là thấp hơn lương tối thiểu vùng", Bộ trưởng thừa nhận.

Về giải pháp, Bộ trưởng cho biết, trong kỳ họp này Quốc hội xem xét điều chỉnh tăng lương cơ sở cho cán bộ công chức viên chức từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng, như thế có nghĩa tăng 20,8%. Đối tượng nhân viên làm công tác đơn vị hành chính sự nghiệp như văn thư, thủ quỹ, kế toán cũng thuộc điều chỉnh của việc tăng lương này.

Sau khi thực hiện việc điều chỉnh tăng lương, nếu điều kiện kinh tế trong giai đoạn năm 2023 và những năm tiếp theo ổn định, tăng trưởng tốt thì sẽ thực hiện chính sách cải cách tiền lương. Và khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ đảm bảo cao hơn lương tối thiểu vùng, đảm bảo công bằng, hài hoà, hợp lý, Bộ trưởng cho biết.

Áp lực công việc lớn nhưng chế độ phụ cấp vẫn như cũ

Đại biểu Thái Thị An Chung - đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An nêu vấn đề thời gian qua, số lượng cán bộ được tinh giảm, khối lượng công việc lớn hơn làm tăng áp lực cho cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn nhưng mà chế độ phụ cấp vẫn thực hiện như trước khi sát nhập. Việc quyết định mức phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn là thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhưng các tỉnh không thể tăng mức phụ cấp này do Nghị định 34/ 2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết khi nào trình Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định 34? Trong thời gian chờ sửa đổi Nghị định 34, Bộ trưởng có đề xuất giải pháp như nào để tăng phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn?

Cũng liên quan đến vấn đề này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân - đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương cho rằng, nếu xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định 34, Bộ có lấy ý kiến từ cấp cơ sở tại thôn, xã hay không? Đại biểu cũng đề nghị Bộ trưởng nêu rõ chừng nào thì Nghị định mới ra đời để cán bộ cấp xã yên tâm công tác.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân - đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân - đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng cho biết hiện nay có hai chế độ công vụ, một chế độ công vụ từ cấp huyện trở lên và chế độ công vụ cấp xã. Các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã không có sự thay đổi lớn so với cán bộ, công chức cấp huyện trở lên, chỉ khác nhau về ngạch, cán bộ, công chức cấp xã trả lương theo trình độ đào tạo.

Đối với đội ngũ không chuyên trách, thời gian vừa qua khi thực hiện Nghị quyết 18 của Ban chấp hành Trung ương khóa 12, cơ cấu gọn hơn, theo đó số lượng cán bộ không chuyên trách ở cấp xã giảm đi nên đang thực hiện khoán kinh phí hoạt động đội ngũ không chuyên trách ở cấp xã và khoán đội ngũ không chuyên trách ở thôn.

Bộ Nội vụ đã nghiên cứu rất kỹ, đánh giá tác động một cách đầy đủ, toàn diện Nghị định 34 và nhận thấy có nhiều bất cập cần sửa đổi, Bộ trưởng cho biết, hiện dự thảo đã lấy ý kiến lần một đối với 63 tỉnh, thành. Sau kỳ họp Quốc hội này, Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát và xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ, báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét.

Bộ trưởng cho biết, sửa Nghị định 34 theo hướng phân cấp cho các địa phương căn cứ vào tổng số cán bộ, công chức của cấp xã cũng như cán bộ không chuyên trách các xã, thôn, tổ dân phố, căn cứ vào nguồn ngân sách của địa phương bố trí đủ số lượng người làm việc.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh: Free Malaysia Today

PMI ASEAN tháng 4/2024 tiếp tục vượt ngưỡng 50 điểm

Dữ liệu từ báo cáo của S&P Global kỳ khảo sát tháng 4/2024 cho thấy, các điều kiện sản xuất tại ASEAN tiếp tục cải thiện nhẹ với số lượng đơn hàng mới tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, số lượng việc làm trong khu vực này đã giảm lần đầu tiên trong 6 tháng.