Nhận định chứng khoán tuần tới: Kỳ vọng về đợt phục hồi ngắn hạn

VN INDEX CHỨNG KHOÁN
06:00 - 11/09/2022
Vùng hỗ trợ mạnh 1.200 điểm vẫn đang trụ vững, có thể kỳ vọng về đợt phục hồi ngắn hạn.
Vùng hỗ trợ mạnh 1.200 điểm vẫn đang trụ vững, có thể kỳ vọng về đợt phục hồi ngắn hạn.
0:00 / 0:00
0:00
Dòng tiền bắt giá thấp tham gia mạnh mẽ vào cuối phiên thứ Sáu ngày 9/9 đã giúp chỉ số nhanh chóng rút chân và đóng cửa với mẫu hình nến hammer tích cực. Với tín hiệu này, thị trường dự kiến sẽ có một nhịp hồi phục tốt trong những phiên tới.

Sau 7 tuần tăng điểm liên tiếp, thị trường đã có sự điều chỉnh trở lại trong tuần vừa qua khi chỉ số VN-Index không thể vượt qua được ngưỡng kháng cự tâm lý 1.285 điểm. Áp lực bán gia tăng mạnh trong phiên thứ 4 và thứ 5 khiến thị trường giảm khá mạnh. Trong phiên cuối tuần, lực cầu bất ngờ gia tăng về cuối phiên giúp VN-Index đóng cửa ngay dưới ngưỡng tâm lý 1.250 điểm.

Cổ phiếu ngân hàng "đẩy lùi" chỉ số

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 31,7 điểm xuống 1.248,78 điểm, HNX-Index giảm 7,29 điểm xuống 284,63 điểm. Giá trị giao dịch trên HoSE tăng 62,4% so với tuần trước đó lên 76.408 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 67,5% lên 2.982 triệu cổ phiếu. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 34,2% so với tuần trước đó lên 7.968 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 47,8% lên 396 triệu cổ phiếu.

Với mức giảm điểm trên cả hai sàn trong tuần qua, gần như toàn bộ các nhóm ngành đều có mức sụt giảm. Đáng thất vọng nhất là nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng khi đứng đầu chiều giảm, dù đón thông tin tích cực từ đợt nới room tín dụng. Trong tuần qua, nhóm này “bốc hơi” 4,8% giá trị vốn hóa với ảnh hưởng tiêu cực từ các mã lớn VCB (-6,2%), BID (-7,5%), CTG (-5%), VPB (-4,1%), TCB (-3,3%), ACB (-2,6%), SHB (-8,3%)...

Tiếp theo là nhóm cổ phiếu dầu khí với mức giảm 4%, với các mã tiêu biểu như BSR (- 4,7%), OIL (-5,8%), PLX (-4,7%), PVD (-1%), PVS (-3,6%), PVB (-9,8%)... Nhóm dịch vụ tiêu dùng cũng giảm khá mạnh với 3,9% giá trị vốn hóa, chủ yếu là do sự suy giảm của các cổ phiếu thuộc ngành hàng không như HVN (-13,9%), VJC (- 3%)...

HVN của Vietnam Airlines sụt giảm mạnh về test lại ngưỡng 14.000-15.000 đồng (tương đương đáy cũ tháng 6/2022), sau khi HoSE cảnh báo Hãng hàng không quốc gia về nguy cơ huỷ niêm yết do thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu và nợ quá vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch của cổ phiếu vẫn khá dồi dào khi liên tục duy trì trên mức trung bình 20 ngày gần nhất cho thấy dòng tiền vẫn chưa rời bỏ cổ phiếu này.

Ở chiều ngược lại, NVL, HPG, SAB và VIC là những mã lớn có tác động tích cực nhất đến thị trường, nhưng mức độ đóng góp là không đủ để kìm hãm đà giảm của VN-Index.

Nhóm cổ phiếu sắt thép cũng đi ngược thị trường và giao dịch tương đối khởi sắc. HPG tăng 3,48%, HSG tăng 3,37%. NKG tăng 8,49%... Từ chiều 6/9, nhiều doanh nghiệp thông báo tăng giá thép xây dựng. Đà giảm giá thép có vẻ đã yếu dần và có dấu hiệu đảo chiều nhờ tin tức tích cực về các biện pháp kích thích thị trường bất động sản của Trung Quốc.

Khối ngoại quay trở lại bán ròng trên hai sàn trong tuần qua với giá trị ròng đạt 812,51 tỷ đồng. Xét theo khối lượng ròng, STB là mã chứng khoán bị bán ròng nhiều nhất với 5,9 triệu cổ phiếu. Tiếp theo là SSI với 5,8 triệu cổ phiếu và MIG với 2,9 triệu cổ phiếu. Ở chiều ngược lại, HPG là mã chứng khoán được mua ròng nhiều nhất với 6,1 triệu cổ phiếu.

Đứng ở vị trí thứ 2 là PVD được mua ròng xấp xỉ 5,95 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 125,9 tỷ đồng. Trước đó, tuần cuối cùng của tháng 8, cổ phiếu PVD đã dẫn đầu danh mục mua ròng mạnh với khối lượng đạt 3,42 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị mua ròng đạt 73,81 tỷ đồng.

Nguồn: SHS

Nguồn: SHS

Kỳ vọng kiểm tra lại vùng kháng cự 1.260-1.265 điểm

Theo nhận định của Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), sau 7 tuần liên tiếp tăng điểm từ vùng đáy 1.140-1.150 lên vùng giá 1.285-1.300, VN-Index đã tạo đỉnh ngắn hạn và có tuần giảm điểm sâu, thể hiện áp lực bán cơ cấu mạnh của các vị thế lướt sóng ngắn hạn kém hiệu quả, nhất là sau khi rút ngắn chu kỳ T+2.

Theo SHS, VN-Index tạo đáy tại vùng 1.140 điểm trong tháng 7, phục hồi trong tháng 8 và trong tháng 9 sẽ diễn biến tích lũy thêm để tạo nền giá tích lũy trung dài hạn. Về ngắn hạn trong tuần tiếp theo, công ty chứng khoán kỳ vọng chỉ số phục hồi kiểm tra lại vùng kháng cự 1.260-1.265 điểm.

Trên góc nhìn dài hạn, thị trường vẫn đang tích lũy trên nền định giá ở mức thấp so với trung bình 5 năm gần nhất. SHS khuyến nghị nhà đầu tư duy trì tỷ trọng hợp lý, chờ thêm các thông tin mới về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi quý 3 gần kết thúc, các thông tin vĩ mô, tăng trưởng GDP… mới xem xét gia tăng thêm tỷ trọng đầu tư đối với các mã có tiềm năng tăng trưởng mạnh.

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, VN-Index sau khi thất bại trước ngưỡng 1.300 đã liên tiếp ghi nhận những nhịp điều chỉnh mạnh từ đầu tháng 9 đến nay. Kèm theo đó là thanh khoản không biến động nhiều, cho thấy dòng tiền đang rút ra, nhất là trước những thông tin vĩ mô tiêu cực trên thế giới.

Hiện tại, vùng hỗ trợ mạnh 1.200 điểm vẫn đang trụ vững nên VCBS kỳ vọng về đợt phục hồi ngắn hạn vẫn còn. Tuy nhiên nếu VN-Index đánh mất vùng điểm số này thì rủi ro chỉ số lùi về 1.170 hoặc xấu hơn là 1.150 là khá cao.

VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục quan sát thị trường, hạn chế bắt đáy và chỉ nên nắm giữ những cổ phiếu thuộc nhóm ngành có lực cầu tốt như điện, nước, dịch vụ thiết yếu để chờ đợi thị trường cho tín hiệu ổn định hơn.

VN-Index kết tuần tạo nến đỏ, đồng thời các chỉ báo quan trọng như MACD và RSI đều tín hiệu hướng xuống cho thấy việc điều chỉnh rung lắc là có thể tiếp tục xảy ra. VCBS
VN-Index kết tuần tạo nến đỏ, đồng thời các chỉ báo quan trọng như MACD và RSI đều tín hiệu hướng xuống cho thấy việc điều chỉnh rung lắc là có thể tiếp tục xảy ra. VCBS

Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), dòng tiền bắt giá thấp tham gia mạnh mẽ vào cuối phiên thứ Sáu đã giúp chỉ số nhanh chóng rút chân và đóng cửa với mẫu hình nến hammer tích cực. Bên cạnh đó, thanh khoản phần lớn đến từ nhóm vốn hóa lớn cho thấy ý chí níu giữ chỉ số giao dịch ổn định trên ngưỡng SMA50 của dòng tiền.

Với tín hiệu này, dự kiến thị trường sẽ có một nhịp hồi phục khá tốt trong những phiên tới. Tuy nhiên trong ngắn hạn, cần lưu ý rung lắc tại vùng cản quanh 1.285 điểm của VN-Index.

Theo Chứng khoán Tân Việt (TVSI), phiên phục hồi cuối tuần mang nhiều yếu tố kỹ thuật sau chuỗi các phiên giảm của tuần qua. Điều này dù sao cũng sẽ giúp thị trường tạm có điểm cân bằng ở trên vùng hỗ trợ của MA60 ngày. Tuy nhiên, TVSI lưu ý rằng đây chỉ là điểm cân bằng tạm thời và giúp các cổ phiếu phân hóa trở lại. Nhìn chung, áp lực cung tiềm ẩn hiện vẫn lớn.

TVSI cho rằng thị trường vẫn đang trong vùng sideway lớn trong trung hạn ở vùng 1.150 -1.315 điểm với biên biến động hẹp của nhiều cổ phiếu nên việc kiên nhẫn chờ đợi mua ở các vùng giá thấp hơn sẽ có lợi thế cho nhà đầu tư giao dịch ngắn hạn.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.