Nửa đầu năm, dệt may Thành Công thực hiện được 43% kế hoạch lợi nhuận

Dệt May Việt nAM
16:12 - 30/06/2023
Đại hội đồng cổ đông thường niên TCM (Ảnh: TK)
Đại hội đồng cổ đông thường niên TCM (Ảnh: TK)
0:00 / 0:00
0:00
Theo Chủ tịch HĐQT dệt may TCM Trần Như Tùng, trong 6 tháng đầu năm công ty ghi nhận doanh thu ước đạt 1.571 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ước đạt 106 tỷ đồng, giảm lần lượt 28% và 17% so với 6 tháng năm 2022.

Kỳ vọng phục hồi trong quý 4/2023

Chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 tổ chức ngày 30/6, lãnh đạo CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (mã: TCM) cho biết, trong bối cảnh nhu cầu về xuất khẩu ngành dệt may yếu hơn dự báo, công ty cũng lên kế hoạch có phần thận trọng hơn.

Theo Chủ tịch HĐQT Trần Như Tùng, trong 6 tháng đầu năm TCM ghi nhận doanh thu ước đạt 1.571 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ước đạt 106 tỷ đồng, giảm 17% so với 6 tháng năm 2022.

Trong năm 2023, dệt may TCM dự kiến doanh thu thuần đạt 3.927 tỷ đồng, giảm 9% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế 245 tỷ đồng, giảm 13%. Đáng chú ý, con số được công ty đề ra đã bao gồm doanh thu và lợi nhuận của việc bán cổ phiếu tại CTCP Xuất nhập khẩu Savimex (mã: SAV).

Như vậy, nếu so với kế hoạch đề ra, TCM đã thực hiện được 40% kế hoạch về doanh thu và 43% kế hoạch lợi nhuận.

Về mục tiêu lợi nhuận năm, Chủ tịch TCM cho biết, con số này đã tính tới 1,3 triệu USD lợi nhuận sau thuế từ việc bán cổ phiếu tại Savimex. Tuy nhiên, kế hoạch có đạt được hay không còn tùy thuộc vào đơn hàng trong thời gian sắp tới.

"Nếu quý 4 đơn hàng tích cực hơn thì chúng ta sẽ đạt kế hoạch. Nhưng nếu không, chúng ta cũng sẽ mấp mé kế hoạch đề ra", lãnh đạo TCM nhận định.

Không mở rộng thêm nhà máy ở Vĩnh Long

Tại đại hội, Chủ tịch dệt may TCM tiết lộ, công ty không có ý định mở rộng thêm dự án ở Vĩnh Long do chi phí triển khai lớn và công suất mà tỉnh Vĩnh Long cấp phép không đạt được kỳ vọng. Do đó, TCM dự định sẽ chuyển nhượng phần đất còn lại (gần 7ha).

Theo lãnh đạo TCM, hiện công ty đã thuê mảnh đất này ở mức 26 USD/m2 và nếu chuyển nhượng theo giá thị trường bây giờ là 80-85 USD/m2. TCM sẽ dùng tiền chuyển nhượng này để M&A để mua lại nhà máy khác.

"HĐQT công ty đánh giá đây là phương án hiệu quả hơn. Công ty sẽ tìm kiếm nhà máy hiện hữu để M&A, có thể gần TP HCM", ông Tùng chia sẻ.

Đối với nhà máy may Vĩnh Long 2 tại Khu công nghiệp Hoà Phú (Vĩnh Long), công ty sẽ tuyển dụng lao động để đạt công suất theo kế hoạch ngay sau khi thị trường có dấu hiệu hồi phục. Trước đó, vào năm 2022, TCm đã hoàn thành thi công nhà máy may này với quy mô 1.500 công nhân, tổng vốn đầu tư là 190 tỷ đồng.

Đối với vấn đề đơn hàng, TCM sẽ tận dụng các hiệp định thương mại tự do đã ký như CPTPP, EVFTA, RCEP để mở rộng tệp khách hàng. Ông Trần Như Tùng nhấn mạnh, công ty tính tới việc mở rộng thị phần tại châu Âu, khi thị phần ở thị trường này vẫn còn thấp (khoảng 5%). Hiện các thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao của TCM là Mỹ, CPTPP (Nhật Bản) và Hàn Quốc (từ đối tác Eland).

Về vấn đề chia cổ tức, TCM dự kiến trình cổ đông kế hoạch cổ tức 20%. Trong đó, 7% bằng tiền mặt và còn lại 13% bằng cổ phiếu. Bước sang năm 2023, dự kiến mức cổ tức tại doanh nghiệp này giảm về còn 15%.

Với gần 82 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính công ty này cần chi hơn 57 tỷ đồng tạm ứng cổ tức cho cổ đông.

Kết thúc đại hội tất cả tờ trình đều được thông qua.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.