Ổn định tài chính là chìa khóa thành công của chuỗi cung ứng ASEAN

CHUỖI CUNG ỨNG asean
12:02 - 12/11/2021
0:00 / 0:00
0:00
Cuộc khảo sát do Ngân hàng Standard Chartered vừa công bố cho thấy, đa phần các doanh nghiệp ASEAN đều tin rằng sự ổn định tài chính của các nhà cung cấp gián tiếp là cần thiết để tang cường sức mạnh cho chuỗi cung ứng.  

Theo báo cáo “Các chỉ số quan trọng của các chuỗi cung cứng bền vững” do Standard Chartered thực hiện, có 59% các doanh nghiệp ASEAN tin rằng việc đảm bảo sự ổn định tài chính cho các nhà cung cấp gián tiếp thông qua việc đưa ra thêm các lựa chọn tài chính bên cạnh những chương trình dành cho nhà cung cấp là điều rất quan trọng.

Hiện các chuỗi cung ứng trên thế giới cũng như tại ASEAN đều đang phải trải qua gián đoạn do COVID-19 gây ra. Do vậy, các doanh nghiệp đang tăng cường tìm kiếm cách tiếp cận toàn diện cho việc quản lý chuỗi cung ứng của mình. Có 60% doanh nghiệp ASEAN đánh giá việc hiểu và giám sát cách thức sử dụng lao động của các nhà cung cấp trực tiếp là chìa khóa để tạo ra một môi trường lành mạnh và chuỗi cung ứng minh bạch.

Bà Masia Chong, Giám đốc phụ trách Thương mại khu vực ASEAN & Singapore của ngân hàng Standard Chartered chia sẻ: “Ngày càng có nhiều doanh nghiệp ASEAN khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng các chuỗi cung ứng có khả năng duy trì hoạt động hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, các kết quả từ cuộc khảo sát cũng cho thấy còn nhiều vấn đề cần được giải quyết”.

Theo đó, hiện có hơn 70 triệu doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, vừa và nhỏ ở ASEAN nên việc hỗ trợ các nhà cung cấp gián tiếp nhằm nâng cao sức khỏe của các chuỗi cung ứng của những doanh nghiệp này bằng các chương trình tài chính thay thế là cần thiết.

“Ngân hàng Standard Chartered cam kết xây dựng chuỗi cung ứng bền vững về mặt tài chính đồng thời tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho các nhà cung cấp thứ cấp đang phải đối mặt với các thách thức trong việc tiếp cận vốn. Các giải pháp tài chính của ngân hàng dành cho các chuỗi cung ứng thứ cấp của các khách hàng khẳng định nỗ lực của chúng tôi trong việc thúc đẩy một môi trường thương mại toàn cầu và trong khu vực có trách nhiệm và đa dạng hơn”, bà Masia Chong cho biết thêm.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.