Quy định mới với hàng dệt may tiêu thụ tại thị trường EU

Dệt May eu
16:10 - 04/04/2022
0:00 / 0:00
0:00
Ngành dệt may Việt Nam cần thay đổi để đáp ứng một số quy định mới về các yêu cầu với sản phẩm dệt may khi vào thị trường châu Âu, trong đó có tiêu chí tuổi thọ sản phẩm phải cao, có thể tái sử dụng và sửa chữa được.

Theo thông tin mới nhất, Ủy ban Châu Âu (EC) vừa đề xuất áp dụng một số quy định sinh thái mới đối với hàng dệt may tiêu thụ tại thị trường này.

Trong đó, quy định đối với sản phẩm hàng dệt may vào thị trường châu Âu phải có tuổi thọ cao, có thể tái sử dụng và sửa chữa được. Để đạt được tiêu chuẩn này, nhà sản xuất phải sử dụng sợi tái chế, không chứa chất độc hại và thân thiện với môi trường.

Khi hàng dệt may không còn sử dụng được, nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm thu hồi và tái chế, hạn chế tối đa việc đốt và chôn lấp các sản phẩm. Tất cả những thông tin trên phải được nhà sản xuất cung cấp cho người tiêu dùng thông qua việc gắn hộ chiếu kỹ thuật số cho từng sản phẩm.

Quy định sinh thái của Liên minh châu Âu cũng kêu gọi các công ty thời trang giảm số lượng bộ sưu tập mỗi năm.

Trong buổi họp báo công bố quy định mới, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) phụ trách khí hậu Frans Timmermans tuyên bố: "Đã đến lúc chấm dứt mô hình sản xuất hàng hóa có vòng đời ngắn, có hại cho hành tinh, sức khỏe và nền kinh tế của chúng ta..."

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, dệt may là một trong những ngành có cơ hội sớm cải thiện được vấn đề carbon và môi trường. Xu hướng ưa chuộng sản phẩm được sản xuất từ sản xuất xanh ngày càng phát triển. Người tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ hoặc EU ngày càng đòi hỏi các quy trình sản xuất phải sạch hơn và hàng hoá thân thiện với môi trường hơn.

Thực tế, thời gian qua, một số doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng ngành hàng dệt may gia công cho các nhãn hàng lớn trên thế giới tại Việt Nam đã phải tuân thủ những yêu cầu liên quan “xanh hóa” trong sản xuất.

Các nhãn hàng đánh giá sự phát triển bền vững trên cơ sở mức độ tuân thủ của doanh nghiệp về môi trường, xã hội, trách nhiệm đối với người lao động, người tiêu dùng toàn cầu. Trong các FTA thế hệ mới, như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đều có cam kết về bảo vệ môi trường và phát thải thấp.

Do đó, những doanh nghiệp trong quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, không áp dụng các giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên sẽ có nguy cơ bị ngừng tiếp nhận hoặc từ chối đơn hàng.

Vì thế yêu cầu các doanh nghiệp may mặc Việt Nam cung cấp và gia công cho các nhãn hàng này cần phải thực hiện sản xuất theo hướng giảm phát thải, tiết kiệm năng lượng, nước; sử dụng nguyên liệu thân thiện và an toàn với môi trường; doanh nghiệp hoạt động có trách nhiệm với môi trường và xã hội…

Ngành công nghiệp thời trang đã nhận được sự quan tâm đặc biệt trong đề xuất của Ủy ban Kinh tế Tuần hoàn vì hiện nay, có ít hơn 1% quần áo và giày dép được tái chế tại châu Âu. Thời trang nhanh rẻ nhưng thói quen mua sắm đang thay đổi, do tác động môi trường của việc tiêu thụ hàng dệt may của EU, mối liên hệ với lao động giá rẻ và bằng chứng về tiêu chuẩn sử dụng hóa chất thấp. EU muốn đưa ra các yêu cầu bắt buộc để tăng hiệu suất dệt và khả năng tái chế, cũng như bổ sung các yêu cầu thiết kế để giảm ô nhiễm vi nhựa từ hàng dệt làm từ sợi tổng hợp.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh: Free Malaysia Today

PMI ASEAN tháng 4/2024 tiếp tục vượt ngưỡng 50 điểm

Dữ liệu từ báo cáo của S&P Global kỳ khảo sát tháng 4/2024 cho thấy, các điều kiện sản xuất tại ASEAN tiếp tục cải thiện nhẹ với số lượng đơn hàng mới tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, số lượng việc làm trong khu vực này đã giảm lần đầu tiên trong 6 tháng.