Singapore thúc đẩy niêm yết SPAC để tận dụng sự bùng nổ công nghệ

Niêm yết SINGAPORE
16:31 - 07/02/2022
Sở giao dịch chứng khoán Singapore. Ảnh: Reuters
Sở giao dịch chứng khoán Singapore. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Sau nhiều năm vật lộn để thoát ra khỏi cái bóng của các đối thủ trong khu vực, Sở giao dịch chứng khoán Singapore đang tìm cách trở thành trung tâm của các công ty theo đuổi giao dịch SPAC nhờ sự bùng nổ công nghệ tại Đông Nam Á.

Theo Refinitiv, tổng số vốn gây quỹ được trên Sở giao dịch chứng khoán Singapore (SGX) trong năm 2021 đã giảm xuống một nửa ở mức 565 triệu USD – mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua với chỉ 8 công ty niêm yết. Các nhà phân tích cho biết Singapore phải đối mặt với thách thức trong việc thu hút các nhà đầu tư truyền thống không thích rủi ro quan tâm đến các loại tài sản mới.

Điều này càng đặc biệt trong bối cảnh Singapore đã từng cố gắng thúc đẩy thị trường chứng khoán, đặc biệt là các giao dịch SPAC, nhưng không nhận được phản hồi tích cực từ thị trường. Thay vào đó, các tổ chức quốc tế lớn lại lựa chọn Hong Kong là nơi thực hiện các đợt niêm yết bom tấn của mình trong thập kỷ vừa qua chứ không phải là Singapore.

Tuy nhiên Đông Nam Á lại đang đang chứng kiến sự bùng nổ của hàng loạt các công ty startup công nghệ tìm kiếm nguồn vốn và các quy tắc sửa đổi của sàn chứng khoán. Trong khi cơn sốt SPAC đang dần đi đến hồi kết tại Mỹ từ đầu năm 2021 do các quy định được tăng cường và lợi nhuận thu lại kém, SGX lại ghi nhận 3 đợt niêm yết qua SPAC thành công vào tháng trước. Vertex Venture Holdings, một công ty con của quỹ đầu tư nhà nước Temasek và là một trong những quỹ lớn nhất Đông Nam Á, là quỹ đầu tiên ra mắt SPAC công nghệ trị giá 148,6 triệu USD tại đây.

Theo các giám đốc ngân hàng, các nhà đầu tư mạo hiểm và các nhà phân tích, Singapore có thể trở thành nơi niêm yết của hàng chục công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) trong vòng 12 tới 18 tháng tới. Các thương vụ SPAC của Singapore thường theo đuổi các mục tiêu thuộc các lĩnh vực như fintech, công nghệ và tiêu dùng. Định giá cho các mục tiêu có thể dao động từ 596 triệu USD đến 1,4 tỷ USD với khả năng thực hiện sớm nhất là trong năm nay.

Eng-Kwok Seat Moey, giám đốc tại DBS, đồng thời là giám đốc phát hành chung 2 đợt IPO SPAC với Credit Suisse, cho biết: “Nhìn vào phản ứng đối với thương vụ SPAC đầu tiên, tiềm năng là rất lớn”.

Ông Mohamed Nasser Ismail, Phó Chủ tịch cấp cao tại SGX.

Ông Mohamed Nasser Ismail, Phó Chủ tịch cấp cao tại SGX.

Ashish Wadhwani thuộc IvyCap Ventures, một công ty Ấn Độ quản lý khoảng 400 triệu USD tài sản, cho biết cơ hội cho các công ty trẻ tuổi mở rộng và tiến tới niêm yết cao hơn nhiều lần so với những năm trước. Hơn nữa, trong vòng thập kỷ tới, con số này sẽ tăng theo mức bội số.

Điểm thu hút của loại hình niêm yết này nằm ở chỗ chúng đơn giản hơn và thường mang lại nhiều lợi ích hơn cho các công ty startup so với IPO thông thường. Chandra Tjan, đồng sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm Alpha JWC Ventures tập trung vào Indonesia, cho biết: “Việc niêm yết SPAC chắc chắn có thể giúp các công ty startup huy động vốn nhanh hơn với ít rắc rối hơn”.

Những động thái mới nhất trên có thể dẫn đến việc nhiều quỹ đầu tư quốc tế tham gia tích cực hơn vào thị trường cổ phiếu Singapore, vốn đã là một trung tâm tài chính của châu Á. Theo nhận định của ông Wadhwani, nếu Singapore tạo ra được một thị trường SPAC thì nhiều nhà đầu tư sẽ tìm tới hơn. Nguyên nhân do các thương vụ SPAC thường đi kèm với chứng quyền và được coi là điểm thu hút lớn nhất đối với các nhà đầu tư trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp.

Mohamed Nasser Ismail, một trong những người đứng đầu tại SGX cho biết Singapore có đầy đủ các yếu tố cần thiết để xây dựng được một thị trường SPAC lành mạnh. Thị trường này cũng có thể phát triển lớn mạnh như thị trường đầu tư bất động sản nếu như chất lượng của các nhà tài trợ và các tiêu chuẩn niêm yết tổng thể được theo dõi sát sao và duy trì.

Thành công của Singapore với tư cách là một trung tâm của các quỹ đầu tư bất động sản (REIT) có thể là một khuôn mẫu để xây dựng một thị trường SPAC. Tuy nhiên, Chua Kee Lock, Giám đốc điều hành của Vertex, một công ty quản lý số tài sản trị giá 5,1 tỷ USD, lại cho biết: "Tôi kỳ vọng sàn giao dịch và các nhà quản lý sẽ có thái độ cẩn thận với tất cả các quy trình này. Tôi không nghĩ họ sẽ đột nhiên mở cửa chào đón và mọi người sẽ đổ đến Singapore”.

Trong năm 2021, Singapore cũng đã công bố hai quỹ với số vốn 1,49 tỷ USD để tài trợ cho việc huy động vốn giai đoạn sau và IPO khi số lượng các hoạt động giao dịch bắt đầu tăng mạnh. Theo Tracxn, năm vừa qua Đông Nam Á ghi nhận tới 20 công ty tư nhân gia nhập hàng ngũ kỳ lân và 53 công ty khác lọt vào danh sách những công ty có tiềm năng được định giá 1 tỷ USD.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.