Startup thương mại điện tử Việt Nam gọi vốn thành công 7 triệu USD

Startup Việt nAM
18:15 - 24/02/2022
2 nhà đồng sáng lập OpenCommerce Group Quân Trương và Phương Mạnh Hà. Ảnh: OCG
2 nhà đồng sáng lập OpenCommerce Group Quân Trương và Phương Mạnh Hà. Ảnh: OCG
0:00 / 0:00
0:00
Công ty startup mua sắm trực tuyến OpenCommerce vừa huy động thành công 7 triệu USD từ các nhà đầu tư được dẫn đầu bởi tập đoàn VNG, kỳ lân đầu tiên của Việt Nam.

Tương tự với nền tảng Shopify có trụ sở tại Canada, startup thương mại điện tử của Việt Nam này nhắm tới mục tiêu phục vụ những người bán hàng xuyên biên giới một cách trực tiếp và gián tiếp (còn gọi là drop shipper), với các dịch vụ như bán template website, thanh toán và các dịch vụ khác thông qua Internet.

Drop shipper đóng vai trò là bên trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng. Vai trò của những người bán này thường liên quan tới các công việc như tạo trang web, nhận đơn đặt hàng và cung cấp thông tin khách hàng cho nhà sản xuất – bên sẽ vận chuyển hàng hóa đã được đặt trực tiếp tới tay người mua.

Ngày 24/2, OpenCommerce công bố vòng gọi vốn Series A của mình sau khi VNG yêu cầu công ty trì hoãn để chờ đợi “thời cơ tốt hơn”. Trong số 7 triệu USD gọi vốn thành công lần này, VNG là nhà đầu tư lớn nhất với khoản tiền trị giá 5 triệu USD. Quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures cung cấp 2 triệu USD còn lại cùng số cổ phần không được tiết lộ.

Với số vốn mới này, đại diện OpenCommerce cho biết đang có kế hoạch mở rộng hơn nữa tại thị trường Mỹ và Châu Âu cũng như tại các thị trường Châu Á và đặc biệt là Trung Quốc. Hiện dịch vụ của công ty đã được hơn 80.000 người bán trên toàn thế giới tin tưởng và sử dụng để tạo trang web, tìm nhà cung cấp và xuất khẩu hàng hóa. Thị trường Việt Nam vẫn là thị trường lớn nhất của OpenCommerce với hơn 50% người bán là người bản địa dù các nền tảng khác như Amazon và Alibaba đã thiết lập được địa vị vững chắc của mình tại đây.

Trong số những người bán trên cũng có khoảng 30% tới từ Trung Quốc – thị trường mà công ty hy vọng có thể mở rộng từ quy mô 5 nhân viên lên gấp 4 lần là 20 người tại văn phòng Thâm Quyến của mình. Điều này cũng có nghĩa là startup non trẻ của Việt Nam sẽ cạnh tranh trực tiếp với gã khổng lồ Alibaba và các tập đoàn lớn khác. Với tầm nhìn này, công ty cũng đại diện cho một ví dụ hiếm hoi những startup địa phương dám đối đầu trực tiếp với sự cạnh tranh khốc liệt tại các thị trường lớn như Trung Quốc.

Tuy nhiên, tại một thị trường mà thương mại điện tử được coi là phát triển nhất thế giới, các nhà cung cấp Trung Quốc có rất nhiều nền tảng để lựa chọn. Một trong những lựa chọn hàng đầu tại đây là JD.com và Taobao của Alibaba. Do đó, khi được hỏi nguyên do khiến cho nền tảng của mình nổi bật và được lựa chọn, nhà đồng sáng lập và giám đốc điều hành OpenCommerce Quân Trương chia sẻ: “Đây là một câu hỏi khá hóc búa”.

Đội ngũ kỹ sư của OpenCommerce. Ảnh: OCG

Đội ngũ kỹ sư của OpenCommerce. Ảnh: OCG

Drop shipping từng phải chịu những luồng ý kiến trái chiều do có nhiều người chỉ trích rằng hình thức này gây ra những rủi ro nhất định tới cả người bán lẫn người mua hàng. Khách hàng có thể không nhận ra mình đang mua hàng từ bên trung gian. Tổng chưởng lý bang Michigan tại Mỹ là Dana Nessel thậm chí còn đưa ra lời cảnh báo rằng không có nhiều người bán thực sự kiếm được lợi nhuận từ hình thức này.

Ngoài ra, bà còn bổ sung thêm những kẻ lừa đảo cố tình quảng cáo drop shipping như một cơ hội làm việc tại nhà sinh lời lớn. Những kẻ này sẽ tổ chức những buổi hội thảo đắt đỏ nhằm “khuyến khích người bán tiềm năng lừa khách hàng về nguồn gốc sản phẩm hoặc tính phí cao hơn 4 tới 5 lần giá bán buôn”.

Tuy nhiên, anh Trương cho rằng người mua hàng vẫn sẽ gặp phải rủi ro dù mua từ người bán trực tiếp hay gián tiếp. Những người bán trung gian sẽ không nhận được “đảm bảo sẽ kiếm ra tiền”, nhưng với những người tiếp tục kiên trì và cố gắng, họ sẽ tìm ra cách. Anh cũng cho biết drop shipper sẽ chịu ít rủi ro hơn so với những nhà bán lẻ thực tế do họ không phải chịu các khoản chi phí như tiền thuê và hàng tồn kho.

Mặt khác, anh nhận định một trong các vấn đề đối với người bán Trung Quốc hiện tại là họ có số lượng quá lớn. Vì vậy trong quá trình cạnh tranh để thu hút khách hàng, những người bán này sẽ muốn tạo ra sự khác biệt bằng cách tìm tới các kênh bán hàng mới như OpenCommerce để mở cửa hàng trực tuyến của riêng mình.

Thêm vào đó, nền tảng của anh cũng hữu ích với những nhà cung cấp đại lục thiếu quyền truy cập vào các trang mạng xã hội lớn của thế giới như Facebook hay Google và cả những người gặp phải rào cản ngôn ngữ.

OpenCommerce cũng dành ra một sự quan tâm lớn tới hàng tồn kho giống như Shopify. Tuy nhiên điểm khác biệt là tập đoàn tập trung nhiều hơn vào quá trình hoạt động cũng như làm việc trực tiếp với nhà cung cấp để tạo sản phẩm, tìm nguồn, lưu kho và vận chuyển hàng.

Ưu tiên của nhà đồng sáng lập là người dùng có thể nhận được sản phẩm chất lượng trong thời gian nhanh nhất. Nhờ mạng lưới rộng lớn của mình, OpenCommerce đã có thể điều hướng các điểm tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng trong suốt đại dịch Covid-19, như lần Trung Quốc phong tỏa đất nước lần đầu năm 2020 và đợt giãn cách xã hội ở các tỉnh thành phía Nam Việt Nam năm 2021.

Theo nhận định của VNG, startup thương mại điện tử OpenCommerce là một trong số ít các công ty Việt Nam sở hữu sản phẩm có thể cạnh tranh với các đối thủ quốc tế nổi tiếng trong môi trường thương mại điện tử xuyên biên giới.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.