Tâm lý thận trọng trở lại, HPG được khối ngoại mua ròng 450 tỷ đồng

HPG VN INDEX
15:55 - 16/08/2022
Nhóm thép giao dịch tích cực với sự dẫn đầu của HPG. MBS.
Nhóm thép giao dịch tích cực với sự dẫn đầu của HPG. MBS.
0:00 / 0:00
0:00
Sau phiên đầu tuần tăng mạnh hơn 10 điểm, VN-Index hôm nay rơi vào trạng thái giằng co quanh mốc tham chiếu. Dòng tiền luân chuyển sang nhóm thép khi nhóm chứng khoán và ngân hàng hạ nhiệt.

Kết phiên, VN-Index tăng nhẹ 0,5 điểm, lên mốc 1.274,69. UPCoM cũng tăng 0,2 điểm trong khi HNX-Index giảm gần 1 điểm. Thanh khoản không có nhiều thay đổi so với phiên hôm qua với tổng giá trị giao dịch đạt 17.472 tỷ đồng. Tín hiệu tích cực là nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh hơn 500 tỷ đồng trong tổng số 2.200 tỷ đồng giao dịch.

Trong đó, HPG dẫn đầu chiều được mua với giá trị 450 tỷ đồng. Mã đứng thứ 2 là PVD chỉ đạt 57 tỷ đồng, tiếp sau là HDB, NVL, VND, DGW… Ngược lại, TLG và DCM là 2 mã bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 32 tỷ đồng và 27 tỷ đồng. DGC, VCB, SSI, HCM, STB… cũng bị bán ròng nhiều.

Không chỉ được khối ngoại mua mạnh, HPG cũng là mã có khối lượng giao dịch lớn nhất phiên, đạt 65,4 triệu đơn vị. Kết phiên, mã tăng 2,29% lên mức giá 24.550 đồng. So với mức đáy 20.800 đồng trong phiên 21/6, cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát đã có sự phục hồi. Tuy nhiên nếu so với mức đỉnh 44.000 đồng từng thiết lập hồi tháng 10/2021 thì còn cách rất xa.

Với sự dẫn dắt của HPG, nhóm thép hôm nay cũng hút được dòng tiền hơn các nhóm khác. Vốn hóa toàn nhóm tăng gần 2%. Các mã tăng hơn 2% còn có SMC, POM, NKG.

Ngược lại, nhóm ngân hàng và chứng khoán ghi nhận dòng tiền bị rút ra mạnh hơn. Tại nhóm ngân hàng, các mã lớn đều đảo chiều giảm tuy nhiên mức điều chỉnh không lớn, chỉ dưới 1%. Một số mã nhỏ như BAB, BVB, MSB, VIB tăng giá nhưng cũng dao động trong biên độ hẹp.

VN-Index và VN30 giằng co quanh ngưỡng tham chiếu. SSI

VN-Index và VN30 giằng co quanh ngưỡng tham chiếu. SSI

Nhóm chứng khoán phân hóa rõ ràng hơn. Có hai mã tăng trần là DSC và VDS. Với DSC, đây là phiên thứ 4 mã này tăng trần liên tiếp, giúp thị giá tăng 50% lên mức 30.200 đồng. DSC không có sự kiện gì đáng chú ý còn VDS (Chứng khoán Rồng Việt) mới có thông tin các lãnh đạo chủ chốt đã thực hiện quyền mua cổ phiếu theo chương trình ESOP. Thị giá của VDS so với các mã chứng khoán cùng quy mô vốn hóa khác hiện nay khá thấp (14.050 đồng).

Có thể thấy, sự trở lại của nhóm cổ phiếu trụ cột là ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, thép đã tiếp sức giúp thị trường tiếp tục tiến bước thời gian qua. VN-Index dù có thời điểm rung lắc nhưng cũng đã lần lượt chinh phục các mốc kháng cự quan trọng.

Dù vậy, thanh khoản chưa có sự tăng đột biến mà khá cầm chừng, chỉ vượt nhẹ mức 17.000 tỷ đồng cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn khá thận trọng. Để VN-Index sớm hướng lên vùng kháng cự mạnh 1.290-1.300 điểm thì thị trường cần nhận được sự tham gia tích cực hơn nữa của dòng tiền.

Theo các chuyên gia, câu chuyện của thị trường là nhịp tăng ngắn hạn trong xu hướng giảm điểm hay nhịp tăng ổn định hiện vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng, vì các phân tích không ủng hộ rõ cho phương án nào. Ngoài ra, về ngắn hạn, diễn biến tăng tập trung vào nhóm cổ phiếu trụ vài phiên trở lại đây liệu có phải là cách "kéo trụ để xả" như đã từng xảy ra trong quá khứ hay không là điều các nhà đầu tư cần thận trọng khi theo dõi diễn biến thị trường.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.