Tập đoàn Hàn Quốc sẽ rót 1 tỷ USD vào sản xuất chip tại Việt Nam

ĐẦU TƯ HÀN QUỐC
20:22 - 03/10/2023
Tập đoàn Hàn Quốc sẽ rót 1 tỷ USD vào sản xuất chip tại Việt Nam
Hana Micron - tập đoàn chuyên về sản xuất chất bán dẫn và đóng gói chip từ Hàn Quốc - có kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào sản xuất chip tại Việt Nam trước năm 2025.

Theo thông tin từ Nikkei Asia, nhà sản xuất bộ nhớ và bao bì chip của Hàn Quốc Hana Micron đang có kế hoạch rót 1 tỷ USD vào sản xuất chip tại Việt Nam vào năm 2025. Hana Micron cũng là một đối tác lớn của Samsung.

Công ty này cũng cho biết, họ đang chuyển thiết bị đến nhà máy thứ hai vừa được khánh thành ở tỉnh Bắc Giang để chuẩn bị sản xuất. Đây là dự án sản xuất chất bán dẫn đầu tiên tại khu vực miền Bắc Việt Nam.

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang, ngày 16/9, Công ty TNHH Hana Micron Vina có trụ sở tại Khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên tổ chức khánh thành dự án Nhà máy sản xuất Hana Micron Vina 2.

Công ty TNHH Hana Micron Vina khánh thành dự án Nhà máy sản xuất Hana Micron Vina 2.

Công ty TNHH Hana Micron Vina khánh thành dự án Nhà máy sản xuất Hana Micron Vina 2.

Chia sẻ với Nikkei Asia, Giám đốc nhân sự của Hana Micron Hwang Chul Min cho biết dự án tại Bắc Giang đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực và đi theo định hướng phát triển của Chính phủ.

"Dự án này sẽ tạo cơ hội thu hút thêm nhiều dự án công nghệ cao và đặt nền móng cho sự phát triển của hệ sinh thái sản xuất chất bán dẫn tại Việt Nam”, ông Chul Min nhấn mạnh.

Theo kế hoạch, Hana Micron sẽ tuyển dụng 4.000 lao động và hợp tác với Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc để tìm kiếm nhân sự. Doanh nghiệp này cũng có một nhà máy ở Bắc Ninh, hiện đang tuyển dụng lao động về công nghệ thông tin để cung ứng cho các dây chuyền sản xuất.

Trước đó, vào tháng 9, ngành chip toàn cầu đã đổ dồn sự chú ý đến chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam. Văn phòng tổng thống Mỹ cũng lên tiếng về việc các công ty chuyên về chất bán dẫn như Amkor và Marvell sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Các thông tin tương tự trong thời gian gần đây đã tạo động lực cho nhiều nhà sản xuất chip toàn cầu đang trong nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng, và cho cả Việt Nam - quốc gia đang tìm cách thu hút hơn nữa nhiều doanh nghiệp nước ngoài, báo Nikkei Asia nhận định.

Trong bối cảnh đó, nhà sản xuất phần mềm chip Synopsys của Mỹ đã chuyển dịch đầu tư đến Việt Nam như một phần kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Trong chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến Mỹ vào tháng 9 vừa qua, lãnh đạo Synopsys và đại diện Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển nguồn nhân lực thiết kế vi mạch.

Trong đó, Synopsys sẽ hỗ trợ NIC thành lập một trung tâm ươm tạo thiết kế chip tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), giúp nâng cao năng lực thiết kế vi mạch và rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.

Tập đoàn Hana Micron được thành lập vào năm 2001. Là một trong những nhà cung cấp của Samsung, Hana Micron hiện đang nâng cao khả năng cạnh tranh tại châu Á qua việc mở rộng các trung tâm sản xuất tại Việt Nam. Tập đoàn này cũng đang nỗ lực duy trì vị thế ở khu vực Mỹ Latin với trụ sở tại Brazil.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.