Tập trung phát triển mạnh kinh tế biển vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung

kinh tế biển Việt nAM
21:42 - 12/09/2022
0:00 / 0:00
0:00
Nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của vùng, khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung cần tập trung phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển, nhất là đánh bắt và nuôi trồng hải sản xa bờ.

Ngày 12/9, Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW và Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Kinh tế vùng phát triển đáng kể sau Nghị quyết 39-NQ/TW

Tại hội thảo, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định, sau hơn 18 năm thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW, phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Kinh tế Vùng tăng trưởng đạt 7,3%/năm giai đoạn 2005 - 2020, cao hơn trung bình cả nước; quy mô kinh tế vùng được mở rộng, đạt 1.157 nghìn tỷ đồng vào năm 2020, chiếm 14,53% GDP cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 56,91 triệu đồng/người/ năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; một số ngành kinh tế chủ lực được hình thành, phát triển và trở thành các trụ cột của nền kinh tế.

Thu ngân sách tăng khá, một số địa phương đã tự cân đối được ngân sách và có điều tiết về Trung ương. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đạt được nhiều kết quả; chất lượng quy hoạch từng bước được nâng cao.

Ảnh tác giả

Cơ bản hoàn thành nhiệm vụ Nghị quyết 39-NQ/TW

Với những kết quả đạt được , có thể nói, Nghị quyết 39-NQ/TW đã đi vào cuộc sống người dân, phần lớn các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết đã cơ bản được hoàn thành.

Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn trong phát triển kinh tế vùng

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế của Vùng như Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ vẫn phát triển dưới mức trung bình cả nước; một số lợi thế về địa kinh tế và kinh tế biển chưa được khai thác và phát huy hiệu quả.

Mặc dù chiếm trên chiếm 28% diện tích tự nhiên và chiếm 20,8% dân số cả nước nhưng quy mô kinh tế của vùng có tỷ trọng nhỏ, chiếm 14,53% GDP cả nước; GRDP/người của vùng thấp, chỉ bằng bằng 0,69 lần bình quân của cả nước.

Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào đầu tư từ ngân sách Nhà nước và vốn FDI. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vùng còn chậm, chưa có sự đột phá; quy mô công nghiệp của Vùng còn nhỏ và có tốc độ tăng trưởng công nghiệp thấp.

Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn khá lớn, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún; phát triển du lịch chủ yếu theo chiều rộng, thiếu sản phẩm du lịch có chất lượng cao.

Đề xuất ban hành một Nghị quyết mới định hướng phát triển cho vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ

Trước thực trạng như vậy đặt ra cho Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW nhiệm vụ đề xuất với Bộ Chính trị ban hành một Nghị quyết mới nhằm định hướng phát triển cho vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ trong thời gian tới, phù hợp với bối cảnh tình hình mới và yêu cầu, đòi hỏi mới trong phát triển của Vùng và cả nước.

Trong đó, Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung cần tập trung phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển, nhất là đánh bắt và nuôi trồng hải sản xa bờ.

Cơ cấu lại nông, lâm nghiệp, khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản gắn với công nghiệp chế biến, bảo đảm bền vững và hiệu quả cao. Nâng cao hiệu quả phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp lọc hóa dầu, luyện kim, sản xuất, lắp ráp ô tô. Phát triển nhanh, đồng bộ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Tăng cường liên kết vùng, tiếp tục hình thành, phát triển hệ thống đô thị ven biển, các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực và quốc tế. Phát huy hiệu quả các hành lang kinh tế Đông - Tây; phát triển các cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng và các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá.

Nâng cao năng lực phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại của thiên tai, bão lũ, hạn hán.

Từ thực tiễn phát triển của các địa phương cũng như của cả vùng trong thời gian qua, chuyên gia kinh tế - TS Trần Du Lịch cho rằng, cần tập trung vào những thách thức đối với vùng mà trong đó, thách thức lớn nhất của Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ là về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lượng chất lượng cao.

Chuyên gia kinh tế - TS Trần Du Lịch phát biểu tại hội thảo.

Chuyên gia kinh tế - TS Trần Du Lịch phát biểu tại hội thảo.

Tiếp theo là cần có chính sách phát triển 5 trụ cột phát triển kinh tế biển; vấn đề liên kết vùng. Ông Trần Du Lịch cũng đề cập tới cơ chế liên kết vùng, theo đó cần có Hội đồng tư vấn để phát triển vùng này.

Thảo luận nhằm đưa ra những giải pháp tháo gỡ các "điểm nghẽn" phát triển kinh tế Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ, các đại biểu cho rằng: Liên kết phát triển vùng là một trong những giải pháp tạo động lực tăng trưởng.

Liên kết phát triển vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ cần thay đổi về nhận thức tư duy và hành động của cả hệ thống chính trị; liên kết về phát triển hệ thống đô thị và các tổ hợp du lịch - dịch vụ, cảng biển; liên kết phát triển các khu kinh tế biển và hình thành các trục kinh tế biển; liên kết trong đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...

Trong đó, các chuyên gia đề xuất xây dựng và ban hành một thể chế đủ mạnh kèm theo một cơ chế điều phối, liên kết hiệu quả, thực chất, trong đó Nhà nước đóng vai trò điều phối, định hướng thông qua quy hoạch và các chính sách quản lý và phân bổ nguồn lực.

Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ là 1 trong 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước gồm có 14 tỉnh, thành phố từ tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Bình Thuận, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước với thềm lục địa rộng lớn, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Khu vực này có điều kiện giao thông thuận lợi nhất trong các vùng của cả nước với đường sắt Bắc - Nam dài hơn 700 km, nhiều cảng biển, cảng hàng không quốc tế lớn và hành lang kinh tế Đông - Tây gắn kết với Lào, Campuchia, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar và là khu vực có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế, gần đường hàng hải quốc tế, cửa ngõ của các tỉnh Tây Nguyên.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.