Tên lửa Ariane 5 của châu Âu thực hiện sứ mệnh cuối cùng

Không gian CHÂU ÂU
08:22 - 06/07/2023
Tên lửa Ariane 5 rời bệ phóng thực hiện sứ mệnh cuối cùng của mình ngày 5/7 tại Kourou, Pháp. Ảnh: ariancespace
Tên lửa Ariane 5 rời bệ phóng thực hiện sứ mệnh cuối cùng của mình ngày 5/7 tại Kourou, Pháp. Ảnh: ariancespace
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 5/7, tên lửa Ariane 5 của châu Âu được phóng lần cuối từ Guiana, lãnh thổ thuộc Pháp ở Nam Mỹ, mang theo 2 vệ tinh liên lạc quân sự và kết thúc 27 năm vận hành của chương trình Ariane 5. 

Theo Reuters, thiết bị phóng 3 tầng cao 53m chính thức rời bệ phóng của mình ở sân bay vũ trụ Kourou của Pháp trong sứ mệnh thứ 117 và cũng là nhiệm vụ cuối cùng lúc 7h tối giờ địa phương ngày 5/7. Nội dung trên một webcast trực tiếp cho thấy 2 vệ tinh liên lạc quân sự cũng được triển khai theo lịch trình ngay sau đó khoảng 30 phút.

Nhận định về vụ phóng, Giám đốc điều hành Arianespace Stephane Israel cho : "Ariane 5 hiện đã kết thúc và Ariane 5 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình”. Vụ phóng ban đầu được lên kế hoạch vào ngày 16/6 nhưng đã bị trì hoãn do “sự dư thừa của một chức năng quan trọng trên Ariane 5”, theo một thông báo trên Twitter của Arianespace, nhà điều hành tên lửa.

Tới ngày 23/6, ArianeGroup, nhà sản xuất phương tiện, đã công bố ngày ra mắt được cập nhật sau khi công ty thay thế 3 dây chuyền liên quan đến tên lửa đẩy rắn được xác định là có vấn đề.

Nhiệm vụ đưa các vệ tinh Syracuse 4B của Pháp và Heinrich Hertz (H2Sat) của Đức lên quỹ đạo địa tĩnh đánh dấu 27 năm Ariane 5 phục vụ cho châu Âu. Trong khi đó, sứ mệnh kế nhiệm của nó là Ariane 6 đã bị trì hoãn vì lý do kỹ thuật cho đến năm 2024 mới đưa vào sử dụng.

Trên thực tế, Châu Âu cho tới những năm gần đây vẫn luôn phụ thuộc vào tên lửa Ariane 5 và sức tải hơn 11 tấn của nó cho các nhiệm vụ hạng nặng, cũng như tên lửa Soyuz của Nga cho các tải trọng trung bình và Vega của Italy cho các sứ mệnh nhỏ.

Tuy nhiên, Nga năm 2022 đã rút quyền truy cập Soyuz của châu Âu trong bối cảnh căng thẳng về Ukraine và các lệnh cấm vận áp đặt lên nước này trong khi tên lửa nâng cấp Vega C vẫn chưa thể cất cánh sau thất bại trong lần phóng thứ 2 vào tháng 12/2022. Tại thời điểm đó, sứ mệnh thất bại này thậm chí còn được người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ châu Âu gọi là "khủng hoảng" phóng vào vũ trụ.

Về phía Giám đốc điều hành Airbus, công ty đồng sở hữu nhà sản xuất ArianeGroup với Safran của Pháp, ông Guillaume Faury nhận định hồi tháng 6 trong khuôn khổ Diễn đàn Hàng không Paris rằng chính khoảng cách này đã làm nổi bật "sự dễ bị tổn thương" của châu Âu trong lĩnh vực không gian. Ông khẳng định mọi áp lực do đó đang “đổ dồn lên Ariane 6”.

Lần phóng thử nghiệm đầu tiên của Ariane 6 dự kiến vào cuối năm nay tùy thuộc vào các cuộc thử nghiệm sẽ được thực hiện vào mùa hè. Vốn kế hoạch vận hành thương mại đầu tiên của tên lửa này sẽ được tiến hành vào năm tới.

Ban đầu do Pháp, Đức và Vương quốc Anh dẫn đầu, dòng tên lửa Ariane của Châu Âu đi tiên phong trong các lần ra mắt thương mại nhưng hiện phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ SpaceX của Elon Musk. Động thái này đã thúc đẩy sự phát triển của Ariane 6 theo hướng rẻ hơn để có thể cạnh tranh tốt hơn với tên lửa Falcon 9.

Quá trình phát triển dòng tên lửa này bắt đầu vào năm 1973, với chiếc Ariane 1 đầu tiên cất cánh vào năm 1979. Chuyến bay đầu tiên của Ariane 5 năm 1996 đã kết thúc thất bại khi tên lửa đi chệch hướng sau 40 giây và tự hủy. Tuy nhiên, tên lửa này cũng tham dự vào nhiều sự kiện quan trọng khi ra mắt, trong đó bao gồm vụ phóng Kính thiên văn James Webb vào năm 2021, hợp tác với NASA và Cơ quan Vũ trụ Canada, cũng như sứ mệnh Rosetta theo dõi sao chổi của Châu Âu - sứ mệnh đã triển khai tàu thăm dò hạ cánh vào năm 2014.

Đọc tiếp