Thái Lan đẩy mạnh sử dụng nhiên liệu sinh khối trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao

Sinh khối THÁI LAN
13:52 - 20/05/2022
0:00 / 0:00
0:00
Thái Lan đang nỗ lực đẩy mạnh sử dụng sinh khối như một nguồn năng lượng chính trong tương lai, để giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao.

Cách đây một năm, Thái Lan đã áp dụng mô hình kinh tế xanh - vòng tròn sinh học như một cách để vực dậy nền kinh tế đang bị đại dịch tấn công. Ý tưởng nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp mới trên nền tảng của ngành nông nghiệp chủ đạo của đất nước. Năng lượng sinh khối được tạo ra nhờ vào việc đốt cháy thực vật thay vì nhiên liệu hóa thạch.

Thái Lan đẩy mạnh sử dụng nguồn nhiên liệu sinh khối từ đường và gạo. Nguồn: DEVI Renewable Energies.

Thái Lan đẩy mạnh sử dụng nguồn nhiên liệu sinh khối từ đường và gạo. Nguồn: DEVI Renewable Energies.

Thái Lan là nước sản xuất gạo, mía đường và sắn lớn của thế giới. Chính phủ Thái Lan ước tính rằng 40 triệu tấn sinh khối không được sử dụng mỗi năm. Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đã cam kết "tối đa hóa doanh thu từ nông nghiệp, giảm thiểu chất thải và việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch".

Thái Lan đã đặt mục tiêu đạt trung hòa carbon vào năm 2050. Hiện tại, hơn 70% sản lượng điện của nước này đến từ các nhà máy nhiệt điện than và khí tự nhiên. Năng lượng tái tạo chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng điện năng của cả nước. Thái Lan có kế hoạch nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 50% để đạt được mục tiêu đặt ra trong việc trung hòa carbon.

Sinh khối (biomass) đang dẫn đầu trong các dạng năng lượng tái tạo thịnh hành tại Thái Lan. Theo Fitch Solutions, các nhà máy sinh khối của Thái Lan đã tạo ra khoảng 4,7 GW điện vào năm ngoái, trong khi đó điện mặt trời chiếm khoảng 3 GW. Sản lượng điện từ sinh khối sẽ tăng 80% lên khoảng 8,45 GW vào năm 2031, vượt xa con số 5,8 GW của năng lượng mặt trời trong cùng thời điểm.

Các cơ sở tư nhân quản lý các nhà máy sinh khối ở quốc gia này sẽ đốt chất thải nông nghiệp. Ngoài ra, các công ty mía đường sẽ cung cấp năng lượng cho các nhà máy của họ bằng cách đốt chất thải còn sót lại từ việc ép mía. Sinh khối được coi là một nguồn điện công nghiệp khả thi hơn so với điện mặt trời vì ít phụ thuộc vào thời tiết hơn.

Hiện tại, Thái Lan đang đi trước các nước láng giềng khi sử dụng năng lượng sinh khối. Theo Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế, đây là nơi có công suất sinh khối lớn nhất ở Đông Nam Á, với công suất hơn gấp đôi so với nước đứng thứ 2 là Indonesia.

Lĩnh vực sản xuất của Thái Lan đang áp dụng một loạt các phương pháp tiếp cận khác nhau trên cơ sở nhà máy. Các công ty lớn, cả trong và ngoài nước, đang dẫn đầu trong quá trình chuyển đổi.

Gã khổng lồ thực phẩm Nhật Bản Ajinomoto coi Thái Lan là cơ sở sản xuất nước ngoài lớn nhất. Công ty đã quyết định lắp đặt hệ thống đồng phát sinh khối tại một nhà máy sản xuất gia vị umami ở tỉnh Kamphaeng Phet, miền Bắc nước này. Nông dân trong khu vực sẽ cung cấp trấu cho nhà máy để cung cấp nhiên liệu cho hệ thống đồng phát, cung cấp cả điện và nhiệt cho cơ sở. Hệ thống này dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động vào tháng 7 tới đây với vốn đầu tư khoảng 5 tỷ yên (38,4 triệu USD).

Làm umami đòi hỏi phải khử trùng và kiểm soát nhiệt độ, tiêu thụ một lượng lớn điện và nhiệt. Một khi hệ thống đồng phát đi vào hoạt động, nhà máy sẽ có thể giảm mua điện và dầu nặng từ các nguồn bên ngoài. Chi phí năng lượng dự kiến ​​sẽ giảm tới 20%.

Hóa đơn điện và giá sản phẩm xăng dầu hiện đang tăng vọt ở Thái Lan. Thái Lan là một trong những nhà sản xuất gạo lớn nhất thế giới, giúp nhà máy của Ajinomoto có thể tiếp cận được nguồn cung cấp trấu khá lớn và rẻ. Sau năm tài chính 2023, Ajinomoto dự kiến ​​lượng phát thải khí nhà kính từ tất cả các hoạt động của Thái Lan sẽ giảm khoảng 60% so với năm tài chính 2018.

Trước đó, vào năm 2020, Bộ Năng lượng Thái Lan đã quyết định xăng sinh học E20 là loại xăng chính được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc, nhằm làm gia tăng giá trị của các loại cây trồng dùng trong sản xuất nhiên liệu sinh học. Xăng sinh học được làm từ sắn và đường với các tỷ lệ pha chế ethanol 10% (E10), 20% (E20) hoặc 85% với xăng không chì. Loại xăng E10 được bán thương mại tại Thái Lan từ năm 2008, sau đó vài năm là xăng E20 và E85.

Ngoài ra, cũng trong năm 2020, nhiên liệu diesel chính ở Thái Lan được đổi từ B7 sang loại B10 có nguồn gốc từ dầu cọ, với tỷ lệ pha chế 10% nhiên liệu sinh học và 90% diesel.

Một trạm bơm xăng sinh học E20 tại Thái Lan. Nguồn: Bangkok Post.

Một trạm bơm xăng sinh học E20 tại Thái Lan. Nguồn: Bangkok Post.

B10 đã được bán tại một số cây xăng ở Thái Lan kể từ tháng 6/2019 với giá rẻ hơn B7 và được bán rộng rãi trên toàn quốc.

Bộ trưởng Năng lượng Thái Lan Sontirat Sontijirawong cho biết, người dân đã bắt đầu ủng hộ đối với nhiên liệu sinh học nhằm hỗ trợ khu vực nông nghiệp khi mà giá cả thường trồi sụt.

Theo tính toán, việc sản xuất xăng B10 sẽ tiêu thụ lượng dầu cọ dư thừa ở mức 2,2 triệu tấn mỗi năm, tương đương 66% tổng sản lượng, trong khi B7 tiêu thụ thụ 1,6-1,7 triệu tấn/năm.

Tin liên quan

Đọc tiếp