Thế giới chịu ảnh hưởng như thế nào khi Nga bị cấm xuất khẩu năng lượng

NĂNG LƯỢNG THẾ GIỚI
11:48 - 09/03/2022
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Từ trước khi Mỹ thông báo cấm nhập khẩu dầu Nga đã khiến giá dầu thô Brent tăng vọt lên gần 140 USD/thùng, mức cao nhất từ 2008. Với việc Mỹ chính thức cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga, nền kinh tế thế giới có thể sẽ phải chịu những tác động tiêu cực.

Nga là nhà xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu hàng đầu thế giới với khoảng 7 triệu thùng/ngày. Do đó, một lệnh trừng phạt kinh tế dữ dội nhằm vào Nga như hiện nay là chưa từng có và có khả năng lớn sẽ làm tăng giá năng lượng vốn dĩ đã cao ngất ngưởng trên toàn cầu. Ngoài ra, nó còn có khả năng gây ra cú shock lạm phát cho cả thế giới.

Giá tăng cao kỷ lục

Các chính phủ phương Tây đã không trực tiếp trừng phạt ngành năng lượng của Nga do quốc gia này là một nhà xuất khẩu năng lượng lớn trên thế giới. Tuy nhiên, để tránh vướng vào những rắc rối sau này, một số khách hàng đã tránh xa dầu của Nga từ trước.

Theo dự đoán của JP Morgan, giá dầu có thể đạt kỷ lục 185 USD/thùng vào cuối năm 2022 nếu sự gián đoạn đối với xuất khẩu dầu của Nga tiếp diễn. Dù vậy, giống với các chuyên gia phân tích được khảo sát bởi Reuters, ngân hàng này cũng có cùng dự đoán mức giá trung bình của dầu trong năm nay sẽ ở dưới mức 100 USD.

Lần cuối giá dầu tăng trên mức 100 USD là vào năm 2014. Với mức đạt được vào 7/3 vừa qua, nó không còn xa so với mức đỉnh 147 USD của tháng 7/2008. Con số này trái ngược hoàn toàn so với 2 năm trước khi nhu cầu giảm mạnh do đại dịch Covid-19 khiến một thùng dầu thô Tây Texas ở mức dưới 0 USD vì người bán phải trả tiền để loại bỏ nó.

Giovanni Staunovo, nhà phân tích hàng hóa tại UBS, cho biết: “Một cuộc chiến kéo dài sẽ gây ra gián đoạn nguồn cung hàng hóa trên diện rộng và có thể khiến dầu Brent vượt mốc 150 USD/thùng”.

Siêu thị tại Nga. Ảnh: Getty Images

Siêu thị tại Nga. Ảnh: Getty Images

Shock lạm phát

Với giá khí đốt tự nhiên nhảy vọt lên mức cao nhất mọi thời đại và chi phí năng lượng nói chung tăng, lạm phát tại cả 2 bờ Đại Tây Dương dự kiến sẽ được đẩy lên trên 7% trong những tháng tới. Những hộ gia đình sẽ càng gặp khó khăn trong việc sử dụng năng lượng và mua sắm.

Theo quy luật thông thường, giá dầu cứ tăng 10% theo đồng euro thì lạm phát trong khu vực đồng tiền này sẽ tăng từ 0,2 tới 0,3 điểm phần trăm. Từ 1/1, giá dầu thô Brent đã tăng khoảng 80% tính theo đồng Euro. Nếu ở thị trường Mỹ, giá dầu cứ tăng 10% thì lạm phát tại quốc gia này sẽ tăng 0,2 điểm phần trăm.

Ngoài việc là nhà cung cấp dầu và khí đốt lớn, Nga còn là nhà xuất khẩu ngũ cốc và phân bón lớn nhất thế giới cũng như một nhà sản xuất palladium, niken, than và thép hàng đầu. Việc cố gắng hoàn toàn loại bỏ nền kinh tế của nước này khỏi hệ thống thương mại toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến một loạt các ngành công nghiệp. Hơn nữa, nó còn gây ra nhiều lo ngại về an ninh lương thực toàn cầu.

Ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế

Lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga sẽ càng làm chậm quá trình phục hồi vẫn còn chập chững của thế giới từ cuộc khủng hoảng gây ra bởi đại dịch Covid-19.

Theo các tính toán sơ bộ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine có thể làm giảm mức tăng trưởng của khu vực đồng Euro từ 0,3 đến 0,4 điểm phần trăm trong năm nay theo kịch bản trung bình. Trong trường hợp xảy ra cú shock nghiêm trọng, tăng trưởng của khu vực này có thể giảm tới 1 điểm phần trăm.

Trong những tháng tới, nguy cơ về lạm phát đình trệ hoặc tăng trưởng chậm chạp đi kèm với lạm phát cao là rất đáng chú ý. Tuy nhiên nếu nhìn xa hơn nữa, tăng trưởng của khu vực đồng Euro có thể sẽ vẫn được duy trì mạnh mẽ ngay cả khi giá hàng hóa cao là một lực cản.

Tại thị trường Mỹ, Fed ước tính rằng cứ mỗi khi giá dầu tăng 10 USD/thùng, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm 0,1 điểm phần trăm. Dù vậy, các nhà dự báo tư nhân cho rằng tác động này sẽ được hạn chế dần dần.

Tại Nga, thiệt hại sẽ nghiêm trọng và gần như gây ra tác động ngay lập tức. JP Morgan ước tính rằng nền kinh tế quốc gia này sẽ giảm 12,5% chạm đáy.

Tác động tới Ngân hàng Trung ương

Đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), các tác động của lạm phát đã trở nên quá lớn và Chủ tịch Jerome Powell đã thông báo rằng lãi suất cần phải tăng ngay trong tháng 3 này. Thêm vào đó, việc tăng lãi suất sẽ còn gây áp lực chồng chất lên những người đi vay.

Đối với ECB, việc ban hành chính sách mới không cấp bách như vậy. Nguyên nhân là do thị trường vẫn còn dư địa và không có nhiều lạm phát tự phát. Chuyên gia kinh tế Carsten Brzeski của ING nhận định ECB sẽ không bình thường hóa chính sách tiền tệ tại một thời điểm vẫn còn nhiều sự bất ổn như hiện tại.

Bơm dầu tại Cộng hóa Udmurt, Nga. Ảnh: Bloomberg

Bơm dầu tại Cộng hóa Udmurt, Nga. Ảnh: Bloomberg

Năng lượng thay thế

Trong bối cảnh nhu cầu nhiên liệu hóa thạch dần gia tăng trở lại sau đại dịch, các nhà hoạch định chính sách đang phải chịu áp lực củng cố nguồn cung dù nguồn cung trên thế giới vẫn đang eo hẹp và các cam kết thúc đẩy năng lượng xanh vẫn còn đó.

Susannah Streeter, nhà phân tích thị trường và đầu tư cao cấp tại Hargreaves Lansdown, cho biết thế giới sẽ chuyển sang các sáng kiến năng lượng xanh trong ngắn hạn để đảo ngược sự suy giảm đang ghi nhận đối với nguồn cung nhiên liệu hóa thạch.

Đồng thời, các cuộc đàm phán nhằm gỡ bỏ các lệnh trừng phạt của quốc tế đối với Iran đang trong giai đoạn tiến triển. Giá dầu cao được đưa ra nhằm kích thích đầu tư vào đá phiến tại Mỹ, tuy nhiên nguồn cung thay thế cho Nga không thể xuất hiện ngay lập tức mà sẽ tốn nhiều thời gian.

Alex Collins, nhà phân tích cấp cao tại BlueBay Asset Management nhận định các tác động tiềm năng tới nguồn cung lớn đến nỗi không có cách nào có thể được sử dụng để thay thế nhanh chóng năng lượng của Nga trong trung hạn. Do đó, tác nhân gây ra tác động sẽ là lạm phát giá nguyên liệu đầu vào cùng các sản phẩm phụ thuộc vào chúng.

Tầm nhìn về lâu dài

Căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và phương Tây có thể dẫn tới việc củng cố mối quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng năng lượng giữa hai nước vẫn còn rất hạn chế.

Kaho Yu, nhà phân tích chính về châu Á của công ty tư vấn rủi ro Verisk Maplecroft chia sẻ: “Mặc dù công ty Pivot to the East của Nga đã đẩy mạnh hợp tác khí đốt với Trung Quốc thông qua cơ sở hạ tầng khí đốt nhưng sự phát triển này vẫn còn sơ khai so với các thị trường đã phát triển tại châu Âu”.

Nhằm loại bỏ và tìm cách cắt giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga, các nước phương Tây có thể sẽ tìm đến năng lượng tái tạo. Wolfgang Ketter, giáo sư tại Đại học Erasmus, Hà Lan cho biết: “Chúng ta nên sử dụng các khoản trợ cấp hiện dành cho khí đốt tự nhiên, than đá và dầu mỏ để đầu tư vào sản xuất năng lượng tái tạo, hệ thống điện linh hoạt và cơ sở hạ tầng sạc xe điện cùng với máy bơm nhiệt và những nâng cấp hiệu quả tòa nhà”.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nga duyệt binh quy mô lớn trong Ngày Chiến thắng

Nga duyệt binh quy mô lớn trong Ngày Chiến thắng

Ngày 9/5, hay còn được gọi là Ngày Chiến thắng, một trong những ngày lễ lớn nhất tại Nga, hàng nghìn binh sĩ đã tham gia vào lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ở Moscow nhân dịp kỷ niệm 79 năm chiến thắng trước Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ 2.