Tik Tok bị cấm trên các thiết bị của chính phủ Mỹ

CÔNG NGHỆ MỸ
12:51 - 24/12/2022
Trụ sở của Tik Tok tại Culver City, California, Mỹ. Ảnh: AFP
Trụ sở của Tik Tok tại Culver City, California, Mỹ. Ảnh: AFP
0:00 / 0:00
0:00
Theo dự luật chi tiêu lưỡng đảng đã được cả 2 viện của Quốc hội Mỹ thông qua hôm 23/12, ứng dụng TikTok do tập đoàn công nghệ ByteDance của Trung Quốc sở hữu sẽ chính thức bị cấm trên các thiết bị của chính phủ.

Tính tới 23/12, Quốc hội Mỹ đã gặp thất bại trong việc thông qua nhiều dự luật mạnh mẽ nhằm vào các lĩnh vực nóng hàng đầu hiện nay trong ngành công nghệ.

Cụ thể, dự luật yêu cầu các cửa hàng ứng dụng của Apple và Google phát triển thêm nhiều tùy chọn thanh toán cho các nhà phát triển hay dự luật tăng cường các biện pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường trực tuyến đã không được thông qua. Các dự luật liên quan tới thiết lập quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu người dùng cũng không ghi nhận tiến triển đáng kể.

Tuy nhiên, các dự luật mà các nhà lập pháp đã thông qua trong gói chi tiêu vẫn sẽ tạo ra những tác động nhất định lên ngành công nghệ. Đầu tiên và có thể là đáng chú ý nhất, dự luật này sẽ cấm ứng dụng Tik Tok trên toàn bộ các thiết bị của chính phủ.

Trước đây, nhiều nhà lập pháp cũng như giám đốc FBI Christopher Wray vẫn luôn nêu lên lo ngại của bản thân về việc cơ cấu sở hữu của TikTok có thể khiến dữ liệu người dùng Mỹ dễ bị rò rỉ. Nguyên nhân được đưa ra là do các công ty có trụ sở tại Trung Quốc có thể bị yêu cầu cung cấp thông tin người dùng theo luật pháp quy định,

Theo CNBC, Tik Tok đã nhiều lần khẳng định cơ sở dữ liệu người dùng Mỹ của mình không được đặt tại Trung Quốc. Tuy nhiên, những đảm bảo này không hề khiến các lo ngại giảm bớt và cuối cùng dẫn tới kết quả hiện tại.

Phản ứng lại lệnh cấm, đại diện của Tik Tok cho biết công ty cảm thấy “thất vọng” vì Quốc hội Mỹ đã cấm ứng dụng trên các thiết bị của chính phủ. Theo tập đoàn này, đây là một động thái “mang tính chính trị” và sẽ “không giúp ích được gì cho lợi ích an ninh quốc gia”.

Trong bối cảnh đó, Tik Tok hay ByteDance đang làm việc để đạt được thỏa thuận với chính quyền nhằm xoa dịu những lo ngại về an ninh quốc gia thông qua Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS).

Khi nêu lên tầm nhìn cho tương lai, người phát ngôn cho biết thỏa thuận với CFIUS của tập đoàn sẽ giải quyết các mối lo ngại về an ninh ở cả cấp liên bang và tiểu bang của chính phủ Mỹ một cách có ý nghĩa. Các kế hoạch này sẽ được phát triển dưới sự giám sát của các cơ quan an ninh quốc gia hàng đầu của Trung Quốc để bảo đảm hơn nữa nền tảng của tập đoàn tại Mỹ.

Việc cấm TikTok trên các thiết bị của chính phủ có thể mang lại lợi ích cho các nền tảng đối thủ như Facebook, Instagram hay Snap - những nền tảng cũng đang nhắm tới phân khúc người dùng trẻ tuổi và đang cạnh tranh gay gắt.

Tik Tok bày tỏ sự thất vọng của mình trước lệnh cấm được tập đoàn này gọi là "mang tính chính trị".

Tik Tok bày tỏ sự thất vọng của mình trước lệnh cấm được tập đoàn này gọi là "mang tính chính trị".

Ngoài việc cấm Tik Tok, dự luật này cũng kêu gọi các nền tảng thương mại điện tử tiến hành kiểm tra chặt chẽ hơn nhằm ngăn chặn hàng giả. Trên hết, nó cũng bao gồm một số quy định liên quan tới chống độc quyền như buộc các công ty theo đuổi các vụ sáp nhập lớn phải trả nhiều tiền khi nộp hồ sơ lên cơ quan chống độc quyền liên bang.

Cụ thể, dự luật bao gồm Đạo luật Thông báo Người tiêu dùng, trong đó nghiêm cấm các sản phẩm giả mạo, bị đánh cắp hoặc có hại được bán trực tuyến. Một khi được đưa vào thực thi, các nền tảng trực tuyến như Amazon, Etsy hoặc Ebay sẽ phải thu thập thông tin ngân hàng và phương thức liên hệ với “người bán thuộc bên thứ ba có khối lượng lớn hàng hóa lớn” để xác minh dữ liệu.

Trong khi đó, Đạo luật Hiện đại hóa Phí nộp Hồ sơ Sáp nhập sẽ tăng chi phí nộp hồ sơ lên các cơ quan chống độc quyền mà các công ty theo đuổi các vụ sáp nhập lớn phải trả. Biện pháp này nhằm tài trợ cho Ủy ban Thương mại Liên bang và Bộ phận Chống độc quyền của Bộ Tư pháp. Những cơ quan này đã chứng kiến sự gia tăng mạnh trong số lượng các hồ sơ sáp nhập trong vài năm qua nhưng không nhận được sự gia tăng ngân sách thích đáng.

Một dự luật chống độc quyền khác cũng được thông qua chính là Đạo luật Thực thi Chống độc quyền của Tiểu bang. Dự luật trao cho tổng chưởng lý tiểu bang quyền lực tương tự như những người thi hành án liên bang trong các vụ kiện chống độc quyền. Tổng chưởng lý tiểu bang vì vậy có thể chọn khu vực mà họ đưa ra các vụ kiện của mình và ngăn không cho chúng bị hợp nhất vào một khu vực khác.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.