TSMC đàm phán xây dựng nhà máy chip đầu tiên ở châu Âu

TSMC CHÂU ÂU
15:35 - 26/12/2022
TSMC đàm phán xây dựng nhà máy chip đầu tiên ở châu Âu
0:00 / 0:00
0:00
Nhà sản xuất bán dẫn hàng đầu thế giới TSMC đang tiến hành đàm phán với các nhà cung ứng chủ chốt về việc xây dựng nhà máy đúc chip đầu tiên tại thành phố Dresden của Đức, nhằm tận dụng nhu cầu chip đang bùng nổ trong ngành công nghiệp ô tô của khu vực.

Theo Nikkei Asia, TSMC sẽ cử đoàn lãnh đạo cấp cao tới Đức vào đầu năm tới để thảo luận về mức độ hỗ trợ từ phía Chính phủ Đức cho nhà máy tiềm năng này, cũng như năng lực của chuỗi cung ứng địa phương để đáp ứng nhu cầu của TSMC.

Sau cuộc đàm phán vào đầu năm tới, quyết định cuối cùng về việc TSMC có đầu tư xây dựng nhà máy ở Dresden trị giá hàng tỷ USD sẽ được đưa ra. Nếu TSMC đồng ý đầu tư, nhà máy này sẽ dự kiến được khởi công vào đầu năm 2024. Quyết định xây dựng nhà máy ở Đức được xem là một động lực lớn cho Liên minh châu Âu (EU) để giảm bớt phụ thuộc vào việc nhập khẩu chất bán dẫn từ châu Á.

Theo đó, nhà máy dự kiến của TSMC tại Dresden sẽ tập trung vào các công nghệ chip 22 nanomet và 28 nanomet, tương tự như quy trình tại xưởng đúc liên kết với Sony tại Nhật Bản. Nanomet đề cập đến kích thước của mỗi bóng bán dẫn trên một con chip, nanomet càng nhỏ, chất bán dẫn càng mạnh mẽ và tiên tiến.

Tuy nhiên, điều mà TSMC đang cân nhắc là liệu việc xây dựng một nhà máy ở Dresden có gây quá nhiều căng thẳng cho lực lượng lao động của công ty hay không. Nhà sản xuất chip này đã cử vài trăm kỹ sư đến hỗ trợ các nhà máy mới mà họ đang xây dựng ở Mỹ và cho biết họ sẽ cần tuyển thêm 500 - 600 kỹ sư để hỗ trợ thiết lập nhà máy ở Nhật Bản.

Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi chiếm khoảng 6% doanh số bán hàng toàn cầu của TSMC. Con số này chỉ là một phần nhỏ trong 65% doanh số toàn cầu mà TSMC thu được từ thị trường Bắc Mỹ.

Phát ngôn viên của TSMC nói rằng sẽ không loại trừ khả năng nào liên quan đến kế hoạch xây dựng nhà máy chip ở thành phố Dresden.

Động thái mở rộng sự hiện diện tại thị trường nước ngoài của TSMC diễn ra trong bối cảnh các nhà sản xuất chip toàn cầu như Intel và Samsung cũng đang tham gia vào cuộc chạy đua mở rộng công suất. Ba nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới này đã cam kết đầu tư tổng cộng ít nhất 380 tỷ USD trong thập niên tới để xây dựng các nhà máy mới tại Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ, Nhật Bản, Đức, Ireland và Israel.

Tại Mỹ, Đạo luật Khoa học và CHIPS, được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành hồi đầu tháng 8, đã kích hoạt 200 tỷ USD đầu tư từ khu vực tư nhân vào năng lực sản xuất chip của quốc gia này.

Tốc độ mở rộng công suất nhanh chóng của các hãng chip hàng đầu thế giới đặt ra câu hỏi về nguy cơ ngành chip đối mặt với tình trạng dư thừa nguồn cung nếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại.

Tuy nhiên, với các dự báo cho rằng thị trường bán dẫn toàn cầu sẽ đạt giá trị 1.000 tỷ USD vào năm 2030, các nhà sản xuất chip phải quyết định ngay bây giờ về cách họ sẽ đáp ứng nhu cầu dự kiến đó bởi để xây dựng một nhà máy quy mô lớn sẽ phải mất rất nhiều năm.

Trước đó, năm 2021, TSMC cũng xem xét xây dựng một xưởng đúc tại châu Âu, nhưng đã phải tạm dừng đánh giá ban đầu cho kế hoạch đó sau khi chiến sự ở Ukraine nổ ra hồi cuối tháng 2. Dù vậy, nhu cầu vi xử lý ngày càng lớn từ các nhà sản xuất ô tô tại khu vực này khiến nhà sản xuất bán dẫn TSMC phải cân nhắc lại ý tưởng này.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.