Tỷ lệ phạm pháp liên quan tiền điện tử tăng kỉ lục

TIỀN SỐ THẾ GIỚI
18:07 - 06/01/2022
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Theo công ty phân tích Chainalysis, việc phạm tội liên quan đến tiền điện tử đã tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2021, khi các địa chỉ bất hợp pháp nhận được 14 tỷ USD tiền số, tăng 79% so với mức 7,8 tỷ USD của năm 2020.

Năm 2021 là một năm sôi động của tiền điện tử khi tổng khối lượng giao dịch tăng lên 15.800 tỷ USD – mức tăng hơn 550% so với con số của năm 2020. Trong một bài blog của mình ngày 6/1, Chainalysis cho biết các địa chỉ bất hợp pháp cũng đã nắm giữ số lượng tiền điện tử ngày càng nhiều ở mức 14 tỷ USD trong năm 2021.

Hơn nữa, phần lớn số tiền này được lưu giữ trong các ví có liên quan đến các hành vi trộm cắp tiền điện tử. Về mặt định nghĩa, các địa chỉ bất hợp pháp được coi là các ví gắn liền với các hoạt động phạm tội như tống tiền, lừa đảo và kinh doanh dựa trên mô hình Ponzi lấy tiền của nhà đầu tư sau trả cho nhà đầu tư trước.

Nếu so sánh với tổng khối lượng giao dịch tiền điện tử, tỷ lệ của các hoạt động bất hợp pháp vẫn ở mức thấp và chỉ chiếm 0,15% vào năm 2021. Tuy nhiên Chainalysis cho biết con số 0,15% vẫn hoàn toàn có thể tăng một khi công ty xác định được nhiều địa chỉ liên quan đến các giao dịch bất hợp pháp hơn.

Tỉ lệ phạm tội liên quan đến tiền mã hóa gia tăng sẽ gây ra trở ngại lớn đến việc tiếp tục phổ biến công nghệ này. Ngoài ra, nó còn có thể thúc đẩy các chính phủ trên thế giới siết chặt chính sách hạn chế và tệ nhất là gây ảnh hưởng tới tất cả những nạn nhân và những người vô tội.

Tuy nhiên, xu hướng cơ bản cho thấy ngoại trừ năm 2019 – năm xảy ra vụ lừa đảo sử dụng mô hình Ponzi trị giá nhiều tỉ USD - thì tội phạm chỉ là một phần nhỏ của thế giới tiền điện tử.

Báo cáo này cũng cho thấy sự phát triển của tài chính phi tập trung (DeFi) góp phần tạo điều kiện cho các hoạt động cho vay bằng tiền điện tử bên ngoài ngân hàng truyền thống. Trong năm 2021, khối lượng giao dịch DeFi tăng 912%. Sự nhảy vọt về giá trị của các token phi tập trung như Shiba Inu đã thúc đẩy các nhà đầu tư đầu cơ vào lĩnh vực này. Chính điều này là một yếu tố lớn trong sự gia tăng các khoản tiền bị đánh cắp và lừa đảo.

Vào năm 2020, có ít hơn 162 triệu USD tiền điện tử bị đánh cắp từ các nền tảng DeFi. Con số này chiếm 31% tổng số tiền bị đánh cắp trong năm nhưng nếu so với năm 2019, con số này đã tăng 335%. Đến năm 2021, số tiền bị đánh cắp còn được nâng lên mức 2,3 tỷ USD – thể hiện mức tăng tới 1.330%.

Theo Kim Grauer, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Chainalysis, sự gia tăng các hành vi phạm tội tại các nền tảng DeFi là một ví dụ cho thấy tội phạm thường nhắm đến các công nghệ mới. Khi DeFi bắt đầu phát triển nở rộ trong năm 2021, công ty này đã thấy được một sự gia tăng đáng kể trong các giao thức DeFi được sử dụng để rửa tiền cũng như trong các hành vi phạm tội khác.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.