VASEP: Xuất khẩu thủy sản khó ‘bừng sáng’ đầu năm 2023

THỦY SẢN XUẤT KHẨU
11:04 - 03/02/2023
VASEP: Xuất khẩu thủy sản khó ‘bừng sáng’ đầu năm 2023
0:00 / 0:00
0:00
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong bối cảnh nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ không thể ‘bừng sáng’ trở lại ngay trong các tháng đầu năm 2023.

VASEP cho biết, tháng 1/2023 kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn tiếp tục đà giảm sâu, tiếp nối đà giảm của quý 4/2022 cùng với tháng này diễn ra kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Ước tính trong tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 600 triệu USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, cá tra giảm 50%, tôm giảm 46%, cá ngừ giảm 32%., riêng mực và bạch tuộc vẫn giữ được tăng trưởng dương 4% và các loài cá biển khác tăng 6%.

Xuất khẩu sang các thị trường chính trong tháng đều giảm mạnh, trong đó Mỹ giảm 56% so với cùng kỳ năm 2022, Trung Quốc – Hong Kong giảm 55%, EU giảm 35%...

Theo VASEP, khi mà nền kinh tế thế giới được dự báo có thể sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay thì bức tranh xuất khẩu thủy sản sẽ không thể ‘bừng sáng’ trở lại ngay trong những tháng đầu năm. Dù vậy, sự sụt giảm về nhu cầu sẽ không quá mạnh khi thủy sản là mặt hàng thực phẩm thiết yếu.

Nhu cầu về phân khúc sản phẩm sẽ được điều chỉnh, các ngành hàng có giá vừa phải sẽ có lợi thế hơn do phù hợp với người tiêu dùng thu nhập thấp hoặc trung bình (vốn là nhóm bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi lạm phát).

VASEP dẫn thông tin từ các chuyên gia kinh tế, năm 2023 vẫn còn nhiều rủi ro, bao gồm nguy cơ leo thang chiến tranh ở Ukraine và sự xuất hiện của một cuộc chiến thương mại xuyên Đại Tây Dương có thể tiếp tục ảnh hưởng đến nguồn cung thủy sản ở các thị trường lớn. Ở góc độ khác, bối cảnh đó cũng có thể được coi là cơ hội để thủy sản Việt Nam tăng cung cấp sang các thị trường Mỹ, Trung Quốc, EU…

Việc Trung Quốc mở cửa mang lại hy vọng lớn về sự phục hồi nhu cầu không chỉ ở thị trường này mà còn tại các thị trường khác trên thế giới, khi du lịch và giao thương được thông suốt. Sự phục hồi mà Trung Quốc mang lại đối với ngành thủy sản Việt Nam sẽ có kết quả rõ ràng ít nhất từ quý II/2023.

Đồng thời, ngành thủy sản của Việt Nam vẫn có sự lạc quan tại các thị trường có nền kinh tế tăng trưởng trong năm 2023 như khu vực châu Á, Trung Đông…

Trong bối cảnh đó, VASEP cho rằng, doanh nghiệp thủy sản cần đảm bảo tài chính để duy trì sản xuất ổn định, sẵn sàng các nguồn nguyên liệu khi thị trường tiêu thụ hồi phục có thể đáp ứng nguồn cung. Doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế của từng ngành hàng về nguồn cung và yếu tố thị trường tiêu thụ thông qua việc nắm bắt thông tin thị trường và dự báo.

Điều kiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam cũng đang dần được cải thiện theo hướng hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu nhiều hơn. Theo đó, một trong những yếu tố quan trọng là cơ sở hạ tầng và logistics cho sản xuất, xuất khẩu ở khu vực trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ngày đầu năm mới Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến làm việc và kiểm tra các dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL và yêu cầu tới năm 2026 ĐBSCL phải có 554 km đường cao tốc.

“Đây là tin vui có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế khu vực, đặc biệt là lĩnh vực thủy sản. Kỳ vọng đây cũng là một động lực và điều kiện thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới”, theo VASEP.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: Lê Hồng Nhung - Mekong ASEAN

Giá thực phẩm thế giới giảm tháng thứ 7 liên tiếp

Theo báo cáo của Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc (FAO), giá lương thực thực phẩm thế giới tiếp tục giảm trong tháng 2/2024, tháng thứ bảy liên tiếp duy trì xu thế đi xuống. Trong đó, tất cả các loại ngũ cốc thiết yếu đều giảm, bất chấp giá đường và thịt tăng.
Xuất khẩu chè tháng 1/2024 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu chè tháng 1/2024 tăng trưởng mạnh

Tháng 1/2024, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 12.398 tấn, trị giá hơn 21 triệu USD, giảm 9,7% về lượng và 10% về trị giá so với tháng trước nhưng tăng khoảng 85% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ 2023, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.
Tín hiệu hồi phục của ngành F&B tại Việt Nam

Tín hiệu hồi phục của ngành F&B tại Việt Nam

Ngành kinh doanh ẩm thực và đồ uống (F&B) Việt Nam đã trải qua năm 2023 vô cùng khó khăn, được giới chuyên gia nhận định là “kỳ kiểm tra” tiếp theo sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, cuối năm các tín hiệu tích cực đã xuất hiện báo hiệu sự phục hồi mạnh mẽ.