Việt Nam đề xuất về hòa bình và thượng tôn pháp luật tại IPU

Ngoại Giao nghị viện
11:33 - 14/03/2023
0:00 / 0:00
0:00
Chiều 13/3 (theo giờ địa phương), tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) lần thứ 146 tại Manama, Bahrain, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu tại Phiên họp toàn thể.

Phó Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh Đại hội đồng IPU-146 diễn ra vào thời điểm thế giới đang phải đối mặt với những biến động khó lường, trong đó nổi lên là những điểm nóng, xung đột tại nhiều khu vực trên thế giới.

Do đó, cần có sự chung tay của cộng đồng quốc tế và các cơ quan lập pháp cùng hành động nhằm hiện thực hóa Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc và Chiến lược hành động của IPU vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.

Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới.

Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới.

Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới, thúc đẩy giải quyết các xung đột và tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc.

Thay mặt Đoàn Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu ra một số đề xuất với các Nghị viện thành viên của IPU.

Trước tiên là nỗ lực đề cao vai trò của việc tuân thủ và bảo đảm luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên Hợp Quốc để góp phần ngăn chặn chiến tranh, xóa bỏ bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Phát huy vai trò các cơ chế hợp tác, đối thoại, nâng cao hiểu biết, xây dựng lòng tin và tôn trọng lẫn nhau, cùng tìm ra biện pháp hòa bình cho các tranh chấp trong khu vực cũng như các thách thức toàn cầu.

Đảm bảo dân chủ, bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, lao động, chăm sóc y tế, giáo dục đào tạo; chia sẻ kinh nghiệm bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Tăng cường hợp tác quốc tế, coi trọng kết nối trong đa dạng, phát triển hạ tầng nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển; thúc đẩy tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, tăng trưởng bao trùm…

Tăng cường hợp tác công - tư, phối hợp giữa các quốc gia để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững, đẩy mạnh hợp tác ứng phó với các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu.

Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Mẫn cũng cho biết, tháng 9/2023, được sự ủng hộ của các Nghị viện thành viên, Quốc hội Việt Nam sẽ đăng cai Hội nghị Nghị sỹ trẻ toàn cầu lần thứ 9 tại Hà Nội.

Lễ ký kết Thỏa thuận giữa Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký IPU về Phương thức tổ chức Hội nghị nghị sỹ trẻ toàn cầu lần thứ 9 tại Hà Nội vào tháng 9/2023, giữa Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, đại diện Quốc hội Việt Nam và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, đại diện Ban Thư ký IPU.

Lễ ký kết Thỏa thuận giữa Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký IPU về Phương thức tổ chức Hội nghị nghị sỹ trẻ toàn cầu lần thứ 9 tại Hà Nội vào tháng 9/2023, giữa Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, đại diện Quốc hội Việt Nam và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, đại diện Ban Thư ký IPU.

Cũng trong ngày 13/3, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, gặp Chủ tịch Quốc hội Angola Carolina Cerqueira, Chủ tịch Quốc hội Zambia Nelly Butete Kashumba Mutti và Chủ tịch Thượng viện Bahrain Ali Bin Saleh Alsaleh.

Tại cuộc gặp Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định việc tham gia các hoạt động của IPU là nhiệm vụ quan trọng của Quốc hội Việt Nam nhằm góp phần cùng các nghị viện thành viên của IPU thảo luận và đưa ra các giải pháp cho các vấn đề toàn cầu cấp bách hiện nay, qua đó góp phần củng cố hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực và trên thế giới.

Tổng Thư ký IPU Martin Chungong cho rằng quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và IPU đã có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, khẳng định IPU sẵn sàng hỗ trợ Quốc hội Việt Nam tổ chức thành công các hội nghị tầm cỡ quốc tế.

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chứng kiến lễ ký kết Thỏa thuận giữa Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký IPU về Phương thức tổ chức Hội nghị nghị sỹ trẻ toàn cầu lần thứ 9 tại Hà Nội vào tháng 9/2023, giữa Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, đại diện Quốc hội Việt Nam và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, đại diện Ban Thư ký IPU.

Tại cuộc tiếp Chủ tịch Quốc hội Angola Carolina Cerqueira, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng tiềm năng, dư địa hợp tác giữa hai nước còn rất lớn và Angola là đối tác kinh tế đầy hứa hẹn của Việt Nam tại châu Phi.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị hai bên sớm ký kết một số văn kiện hợp tác như Hiệp định bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và các hiệp định trong lĩnh vực an ninh và hàng không dân dụng.

Về phía mình, Chủ tịch Quốc hội Angola Carolina Cerqueira bày tỏ mong muốn hai bên tăng cường quan hệ hợp tác song phương trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, chế biến, giáo dục, y tế, công nghiệp và vận tải biển, đề nghị hai Quốc hội hai nước thành lập các Nhóm nghị sỹ hữu nghị.

Tại cuộc gặp Chủ tịch Quốc hội Zambia Nelly Butete Kashumba Mutti, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị hai nước đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, y tế và giáo dục, khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển với Zambia, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Zambia cho rằng hai nước có thể đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh như nông nghiệp và du lịch, bày tỏ mong muốn học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế của Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Zambia khẳng định sẽ chuyển Bộ Ngoại giao Zambia xem xét đề nghị miễn visa đối với người Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh: Free Malaysia Today

PMI ASEAN tháng 4/2024 tiếp tục vượt ngưỡng 50 điểm

Dữ liệu từ báo cáo của S&P Global kỳ khảo sát tháng 4/2024 cho thấy, các điều kiện sản xuất tại ASEAN tiếp tục cải thiện nhẹ với số lượng đơn hàng mới tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, số lượng việc làm trong khu vực này đã giảm lần đầu tiên trong 6 tháng.