VN-Index gặp khó ở ngưỡng 1.200 điểm, cổ phiếu ‘họ FLC’ lại đồng loạt tím

flc VN INDEX
15:46 - 04/07/2022
Các cổ phiếu 'họ FLC' đồng loạt trắng bên bán.
Các cổ phiếu 'họ FLC' đồng loạt trắng bên bán.
0:00 / 0:00
0:00
Suốt phiên giao dịch trong sắc xanh nhưng về cuối chiều, lực bán lại thắng thế khiến VN-Index không thể trụ vững ở ngưỡng 1.200 điểm. Ngân hàng và chứng khoán là 2 nhóm dẫn dắt chiều tăng hôm nay, còn cổ phiếu ‘họ FLC’ lại gây chú ý khi đồng loạt tăng trần.

Kết phiên, VN-Index giảm hơn 3 điểm, lùi về mốc 1.195,53. HNX-Index tích cực hơn khi tăng 2,3 điểm còn UPCoM cũng giảm nhẹ. Thanh khoản lại mất hút khi tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn chỉ đạt 11.453 tỷ đồng. Khối ngoại cũng kém tích cực hẳn khi chỉ mua bán hơn 1.500 tỷ đồng, bán ròng hơn 100 tỷ đồng.

VN30 giảm gần 4 điểm, với lực kéo mạnh nhất từ MWG của Thế giới Di động khi -3,6%. PNJ, HPG, FPT, CTG cũng là những mã tác động tiêu cực nhất đến chỉ số. Ngược lại, chiều tăng được nâng đỡ bởi SSI +2,5% và một số mã ngân hàng như ACB, MBB, STB, TCB, VCB, VPB.

Ngân hàng và chứng khoán cũng là hai nhóm có đóng góp tích cực nhất cho chiều tăng toàn thị trường hôm nay. Với nhóm chứng khoán, đây là phiên thứ 2 liên tiếp các cổ phiếu hút được dòng tiền. Trong đó, HCM có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp. Bên cạnh đó còn có ART và DSC cũng khoe sắc tím. Nhiều mã khác tăng 3-5%.

Nhóm ngân hàng có VIB tăng trần. KLB, BAB và LPB là tăng mạnh 3-4%, còn lại tăng nhẹ hoặc đứng tham chiếu. Riêng CTG ở chiều giảm với mức -1,3%.

Các nhóm khác cũng ở chiều tăng giá là nông nghiệp, khai khoáng, bảo hiểm, xây dựng. Trong khi chiều ngược lại, thủy sản là nhóm bị bán mạnh nhất, tiếp theo là bán lẻ, công nghệ thông tin, nhựa - hóa chất, thép, vận tải - kho bãi, bất động sản.

Giao dịch khối ngoại trong phiên hôm nay.

Giao dịch khối ngoại trong phiên hôm nay.

Do thanh khoản thấp nên trong phiên hôm nay không có cổ phiếu nào có giao dịch đột phá. Khối lượng được mua bán nhiều nhất thuộc về MWG với 5,1 triệu đơn vị. Còn nhóm cổ phiếu riêng lẻ gây chú ý chính là “họ FLC”.

Kết phiên, tất cả các mã trong nhóm này đều tăng trần. FLC đã chinh phục lại mức giá 6.200 đồng/cp, tương ứng tăng gần 100% giá trị chỉ sau chưa đầy 2 tuần, từ vùng đáy 3.600 đồng/cp. ROS cũng tăng từ mức giá 2.000 đồng/cp lên 3.000 đồng trong khoảng thời gian trên. AMD, HAI, KLF, ART đều phục hồi theo.

FLC vừa tổ chức đại hội cổ đông bất thường để bầu thêm 3 thành viên vào HĐQT và toàn bộ 3 thành viên Ban kiểm soát. Ba thành viên mới được bầu vào HĐQT là ông Doãn Hữu Đoàn, ông Lê Bá Nguyên và ông Lê Thái Sâm. Ngay sau đó, HĐQT FLC cũng đã họp và thống nhất bầu ông Lê Bá Nguyên là Chủ tịch HĐQT FLC. Bà Bùi Hải Huyền giữ chức vụ Phó Chủ tịch thường trực và ông Đặng Tất Thắng đảm nhiệm Phó Chủ tịch HĐQT FLC trong nhiệm kỳ 2021-2026.

Ông Lê Bá Nguyên sinh năm 1977, là thạc sĩ chuyên ngành Quản lý y tế và được Tập đoàn FLC giới thiệu là có hơn 17 năm kinh nghiệm quản trị kinh doanh. Ông Nguyên từng giữ chức Chủ tịch HĐQT tại CTCP Dịch vụ Y tế Hà Thành, CTCP Tập đoàn Dược phẩm ATS và là thành viên HĐQT FLC trong giai đoạn 2013 - 10/2017 và từ tháng 6/2018 - 6/2020. Ông Nguyên cũng chính là anh vợ của cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết.

Tại đại hội, ông Đặng Tất Thắng cho rằng giá trị cổ phiếu FLC rất không tương xứng với tiềm năng của tập đoàn. Ông Thắng kỳ vọng HĐQT mới được bầu ra sẽ là tin tích cực đưa ra thị trường làm giá cổ phiếu FLC khởi sắc hơn, với sự điều hành minh bạch, chuyên nghiệp và bài bản. Mỗi thành viên HĐQT đều có kinh nghiệm khác nhau để có thể tương trợ, mang đến kế hoạch kinh doanh rõ ràng cho cổ đông.

FLC cho biết sắp tới sẽ tái cấu trúc nhằm hình thành bộ máy mới năng động, tinh gọn, tối ưu chi phí, gia tăng khả năng cạnh tranh của FLC trong bối cảnh mới. Tập đoàn sẽ rà soát lại toàn bộ các quỹ dự án hiện nay với hơn 200 dự án trải dài khắp cả nước, tập trung nguồn lực vào những dự án trọng điểm, những dự án có tiềm năng đầu tư lớn nhất.

Bên cạnh đó, FLC cũng rà soát lại những công ty thành viên, giữ lại những công ty có hoạt động kinh doanh hiệu quả; đồng thời rà soát các mảng đầu tư mới trong dài hạn mà FLC chưa bao giờ động tới như sản xuất, giáo dục, y tế...

Tin liên quan

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.