Xuất khẩu vào Mỹ: Nhiều mặt hàng Trung Quốc bị loại, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

DOANH NGHIỆP Việt nAM
10:13 - 01/12/2021
Thị trường Mỹ luôn là nơi các nhà đầu tư Việt Nam muốn nhắm đến để trao đổi, buôn bán các sản phẩm của mình
Thị trường Mỹ luôn là nơi các nhà đầu tư Việt Nam muốn nhắm đến để trao đổi, buôn bán các sản phẩm của mình
0:00 / 0:00
0:00

Hàng Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang Mỹ, sau khi nhiều mặt hàng của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ bị loại khỏi cuộc chơi, liệu đây có phải là cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam?

Vấn đề này đã được bà Jolie Nguyễn - CEO tập đoàn xuất khẩu đá, thực phẩm thủy, hải sản và logistics tại Mỹ - chia sẻ tại "Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ" được tổ chức ngày 30/11.

Cũng tại phiên tư vấn này, bà Jolie Nguyễn đã có những chia sẻ các kinh nghiệm trong 20 năm hoạt động trong lĩnh vực thủy, hải sản nhập khẩu và logistics của mình, cùng với đóc là những cơ hội và thách thức cho thị trường xuất khẩu tại Việt Nam qua Mỹ, nhằm gợi mở các điều kiện và cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bám sâu và bền chặt tại thị trường này.

Theo bà Jolie Nguyễn, hệ thống luật pháp Mỹ luôn quy định rất chặt chẽ trong mọi lĩnh vực, mà đặc biệt là đối với các mặt hàng liên quan đến thực phẩm. Với mỗi bang, tiểu bang khác nhau sẽ có các cơ quan chuyên ngành theo dõi sát sao các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm và dinh dưỡng trong thực phẩm trước khi đem ra thị trường để tiêu thụ.

Việt Nam và cơ hội trở thành nhà cung cấp thứ yếu trên thị trường Mỹ

Hiện nay, Mỹ có 50 bang và hơn 330 triệu dân, trong đó số người nhập cư tại đây cũng tăng cao và trải khắp các bang, có nhiều siêu thị, khu mua sắm rải rác, ngoài ra mạng lưới người Việt tại các khu vực Texas, California, Floria cũng rất phát triển. Vì thế thị trường tiêu thụ tại đây là rất lớn, đặc biệt còn có nhiều nhu cầu, thị trường ngách để cho các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội được cung cấp sản phẩm sau khi định vị được phân khúc của mình.

Trong khi đó, một số mặt hàng của Trung Quốc đang dần bị loại bỏ khỏi thị trường tiêu thụ Mỹ. Ví dụ như ngành xuất khẩu đá, thuế nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ là 345%, cao hơn rất nhiều so với Việt Nam, vì thế ngành này tại nước ta đang có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ và xuất khẩu ra các thị trường lớn như Mỹ.

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đang tăng trưởng ấn tượng - Ảnh minh họa

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đang tăng trưởng ấn tượng - Ảnh minh họa

Bà Jolie Nguyễn cho biết, thực phẩm Việt Nam đang có thương hiệu và uy tín như cafe, thủy hải sản, gạo,... đều bán rất chạy tại các bang, tiểu bang ở đất nước này. Người dân ở đây ưa chuộng các sản phẩm mang thương hiệu Việt vì đặc tính của chúng đều là các sản phẩm chất lượng, thanh đạm, đặc biệt là các loại sản phẩm về hạt. Hơn hết, một số người Mỹ lại ưa thích các sản phẩm đông dược Việt Nam mà khó nước nào có thể làm giống do khác nhau về văn hóa truyền thống, nguyên liệu chế biến, các bí quyết gia truyền...

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội tốt trên thị trường Mỹ đắt đỏ này, Việt Nam vẫn phải đối mặt với các khó khăn, thách thức từ nhiều phía.

"Sự cạnh tranh đến từ 220 quốc gia trên thế giới đặc biệt là các đối tác chiến lược từ các quốc gia lân cận với Mỹ là Mexico, Canada khiến cho thị trường xuất khẩu Việt Nam cũng có nhiều giảm sút. Do khoảng cách địa lý, cước tàu tăng cao, quá trình vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng lên chất lượng của sản phẩm" - theo phát biểu của bà Jolie Nguyễn.

Ảnh tác giả

Thị trường Mỹ là một thị trường "không chung thủy", họ luôn thay đổi theo các xu hướng mới, các sản phẩm mang tính thời thượng, bắt "trend" họ sẽ thay đổi theo mùa, theo năm. Vì thế, những nhà sản xuất như chúng ta luôn phải bắt kịp theo những thay đổi ấy để phát triển sản phẩm của mình trên đất nước Mỹ.

Ms. Jolie Nguyen

Bà Jolie Nguyễn cho biết, Mỹ là một thị trường có tiềm năng phát triển chỉ lớn thứ 3 sau Trung Quốc và Ấn Độ về mặt tiêu thụ sản phẩm. Bình quân mỗi hộ gia đình tại quốc gia này thu nhập khoảng 80.000 USD/ năm, và thường dành nhiều thời gian cho việc mua sắm thay vì trồng trọt, nuôi trồng lấy sản phẩm. Vì thế, nơi đây luôn đòi hỏi ngành sản xuất phải luôn đáp ứng được nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa tại thị trường.

Tuy nhiên, theo bà Jolie Nguyễn, người Mỹ thường thích sự đơn giản, tiện lợi nhưng không kém phần hiện đại, hợp "mốt" và họ có thói quen thay đổi theo những xu hướng mới.

Xuất khẩu rau củ quả tươi đang gặp nhiều thử thách do ảnh hưởng từ đại dịch

Nhắc đến ngành xuất khẩu rau củ quả sang thị trường nước ngoài trong thời điểm hiện nay, bà Amy Nguyễn, Nhà sáng lập, CEO, Công ty Dragonberry Produce, Hoa Kỳ cho biết: "Một công ty muốn đầu tư hoa quả qua Mỹ thì phải mất từ 5-10 năm để phát triển. Trong mỗi năm, các loại hoa quả sẽ có sự thay đổi theo mùa và theo nhu cầu của người tiêu dùng. Muốn đầu tư cho ngành này phải cần rất nhiều vốn và chấp nhận rủi ro cao."

Xuất khẩu rau củ quả tươi đang gặp nhiều thử thách do ảnh hưởng từ đại dịch - Ảnh minh họa

Xuất khẩu rau củ quả tươi đang gặp nhiều thử thách do ảnh hưởng từ đại dịch - Ảnh minh họa

Tại mỗi một quốc gia sẽ có một quy định khác nhau về sử dụng các hóa chất có trong hoa quả để nhập khẩu, bà Amy cho biết, những sản phẩm hoa quả được xuất sang thị trường Mỹ luôn phải kiểm định gắt gao trước khi đưa vào tiêu thụ.

Trung bình, thời gian để vận chuyển từ Việt Nam và đến được tay khách hàng tại Mỹ cũng cần ít nhất 10 ngày. Vì thế, các nhà đầu tư phải làm sao để hàng hóa luôn đảm bảo được chất lượng trong vận chuyển và buôn bán, đi từ Việt Nam qua Mỹ và đi vào trong các cửa hàng siêu thị lớn tại đây. Trong 18 tháng nay, hàng từ Việt Nam qua Mỹ gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ dịch COVID-19. Hàng xuất khẩu rau củ quả tươi nếu đi bằng tàu, thuyền sẽ phải mất nhiều thời gian kiểm tra hàng tại các bến, cảng. Còn đi bằng máy bay thì tốn kém nhiều kinh phí vận chuyển. Vậy nên, hàng nhập khẩu tại Mỹ luôn phải rất tốt về chất lượng và hình ảnh bề ngoài để có thể đạt được giá cả như mong muốn của nhà sản xuất về chi phí đắt đỏ tại thị trường Mỹ.

Ảnh tác giả

"Tại California, không phải cứ nhập được hàng qua Mỹ là xong, mà khi người mua hàng đến mua sản phẩm, họ sẽ thực hiện nhiều cuộc thí nghiệm trên các loại rau củ quả đã mua. Nếu hàng không đạt chuẩn, khách hàng sẽ đem trả lại và có những kiến nghị tới người bán. Nếu hàng bị trả lại và đến tay các tổ chức an toàn thực phẩm, số tiền phải bồi thường sẽ gấp nhiều lần số tiền bán ra 1 mặt hàng, không những thế, uy tín của mình cũng sẽ bị mất và người ta sẽ không chấp nhận nhập các sản phẩm như vậy nữa"

Ms. Amy Nguyen

Trước những khó khăn nêu trên, nhà đầu tư luôn phải biết làm thế nào để có thể đáp ứng được luật lệ tại quốc gia này. Với mỗi tiểu bang tại Mỹ sẽ có những luật lệ khác nhau về an toàn thực phẩm và các chỉ số tiêu chuẩn trong các loại hóa chất có trong rau củ quả . Vậy nên cần phải tìm hiểu kỹ những nơi mà các nhà đầu tư muốn hướng đến, sản phẩm họ muốn xuất ra cũng như lý do vì sao nên chọn thị trường này.

"Tương lai của Việt Nam trong xuất khẩu hoa quả sang thị trường nước ngoài rất có triển vọng, chúng ta cần đảm bảo phương pháp nuôi trồng, chăm sóc cây cũng như tìm hiểu rõ các nguồn gốc từ những loại thuốc, hóa chất để chăm bón cũng như có hiểu biết về luật lệ của từng khu vực để theo thị trường đầu tư. Việt Nam chắc chắn sẽ thành công trong việc xuất khẩu sang thị trường màu mỡ này" - Bà Amy Nguyễn nhấn mạnh về triển vọng của Việt Nam sau giai đoạn phục hồi từ đại dịch.

Những yếu tố để Việt Nam đi sâu vào thị trường Mỹ

Trước câu hỏi đặt ra của các nhà đầu tư về việc phát triển các mặt hàng Việt Nam tại thị trường Mỹ, bà Jolie Nguyễn giải đáp, "trước khi bước vào một thị trường mới, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật đầy đủ. Đặc biệt là khai thác các thị trường ngách, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ để định vị và đánh giá đúng tiềm năng sản phẩm của mình. Đi từ các tiểu bang rồi đến dần các liên bang, mở rộng quy mô theo lộ trình".

Triển vọng tại Mỹ là rất lớn, nếu các doanh nghiệp biết cách khai thác thì sẽ có rất nhiều tiềm năng màu mỡ. Các nhà đầu tư cần tận dụng, xây dựng mạng lưới kết nối, các mối quan hệ tại Mỹ. Tham gia các kết nối kinh doanh có tổ chức chuyên nghiệp, các Expo ngành, các Hội nghị quốc tế, xúc tiến Thương mại. Sẵn sàng đầu tư cho truyền thông chân chính và tiếp tục thực hiện các chuyến đi để tìm hiểu thị trường.

Ngoài ra, cần phân tích qua từng năm để thay đổi thích nghi với thị trường, liên tục theo đuổi các xu hướng mới để không lạc hậu, nắm bắt những cơ hội mới. Tìm hiểu các đối tác chiến lược, các thỏa thuận, hiệp định quốc gia cho các dòng sản phẩm để nhận ưu đãi thuế quan và thủ tục. Có nguồn tài chính lớn để đề phòng các rủi ro hoặc nhập những đơn hàng có giá trị cao.

Tham gia các Expo ngành, các Hội nghị quốc tế, xúc tiến Thương mại... là các bước khởi đầu hiệu quả để xâm nhập thị trường Mỹ - Ảnh minh họa

Tham gia các Expo ngành, các Hội nghị quốc tế, xúc tiến Thương mại... là các bước khởi đầu hiệu quả để xâm nhập thị trường Mỹ - Ảnh minh họa

Bên cạnh những yếu tố trên, các quy chuẩn về máy móc, thiết bị cũng phải được kiểm định chặt chẽ. Có quy chuẩn máy móc, trang thiết bị để chuẩn hóa chất lượng, đồng bộ sản phẩm, giám sát, truy xuất nguồn gốc rõ ràng minh bạch, sẵn sàng đối diện với các đợt thẩm tra của cơ quan Mỹ. Tuân thủ các quy định về nhãn mác, bao bì, kiểm soát tốt các tiêu chuẩn, tiêu chí kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng cho khách hàng.

Mỹ luôn được coi là một thị trường cạnh tranh khốc liệt, giúp các doanh nghiệp không ngừng cải tiến để đầu tư nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc, tạo nên chân dung khách hàng một cách rõ ràng. "Phải biết bản thân mình muốn gì, 'do it yourself' - không gì tốt hơn mình làm nên thương hiệu cho chính mình" - bà Jolie Nguyễn nhấn mạnh.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.