Xung đột Nga - Ukraine vẽ lại bản đồ hàng không châu Âu

Hàng KHông CHÂU ÂU
19:32 - 26/02/2022
Một máy bay của hãng hàng không quốc tế Ukraine. Ảnh: AFP
Một máy bay của hãng hàng không quốc tế Ukraine. Ảnh: AFP
0:00 / 0:00
0:00
Do xung đột quân sự leo thang giữa Nga - Ukraine, các hãng hàng không quốc tế buộc ngừng các chuyến bay trên lãnh thổ Ukraine để đảm bảo an toàn, khiến bản đồ bay tại châu Âu thay đổi hoàn toàn. 

Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA) đã cảnh báo ngay sau khi quân đội Nga tiến vào Ukraine rằng các chuyến bay thương mại cần tránh không phận Ukraine, cũng như các khu vực trong phạm vi 185km từ biên giới Nga và Belarus để đảm bảo an toàn.

EASA thông báo: “Đặc biệt có nguy cơ bị trở thành mục tiêu có chủ đích hoặc xác định nhầm máy bay dân dụng khi đạn lạc bắn. Sự hiện diện và khả năng sử dụng của một loạt các hệ thống tác chiến trên bộ và trên không gây rủi ro cao cho các chuyến bay dân dụng hoạt động ở mọi độ cao và cấp độ bay”.

Trong một bản cập nhật được ban hành sau đó, cơ quan này khuyến cáo các hãng hàng không nên “thận trọng” khi bay bên trong nước Nga.

Phía Nga cũng đã đình chỉ các chuyến bay nội địa đến và đi từ một số sân bay gần biên giới với Ukraine cho đến ngày 2/3, bao gồm sân bay Rostov-on-Don, Krasnodar và Stavropol. Động thái này của Nga nhằm “đảm bảo an toàn” cho các chuyến bay dân sự, khiến hàng chục máy bay phải hạ cánh ở miền nam nước Nga.

Ảnh chụp màn hình trang flightradar24.com. Không có máy bay nào hiện diện trên không phận Ukraine. Ảnh: RT

Ảnh chụp màn hình trang flightradar24.com. Không có máy bay nào hiện diện trên không phận Ukraine. Ảnh: RT

Theo EASA, Bộ Quốc phòng Nga đã gửi cho Ukraine một thông điệp khẩn, cảnh báo về nguy cơ cao đối với an toàn bay do sử dụng vũ khí và thiết bị quân sự, đồng thời yêu cầu cơ quan kiểm soát không lưu của Ukraine dừng các chuyến bay.

Cục Hàng không Liên bang Mỹ cũng lặp lại cảnh báo và mở rộng khu vực bên trong hoặc gần Ukraine, nơi các hãng hàng không Mỹ không thể hoạt động.

Theo trang web theo dõi chuyến bay FlightRadar24, các quốc gia đã đồng loạt tạm dừng các chuyến bay vì lo ngại an toàn. Kết quả là các hãng hàng không đã tránh hẳn không phận Ukraine, đổ dồn máy bay về các hành lang ở phía bắc và phía tây, để lại “lỗ hổng” lớn trên bản đồ hàng không Ukraine.

Dữ liệu cho thấy một chuyến bay của El Al từ Tel Aviv (Israel) đến Toronto (Canada) đã quay đầu ra khỏi không phận Ukraine vào khoảng thời gian đóng cửa không phận. Trong khi đó, một chuyến bay của hãng LOT Polish Airlines từ Warsaw (Ba Lan) đến Kiev (Ukraine) đã quay trở lại. Các chuyến bay đến Kiev của hãng Air India và Aegean Airlines ngay sau đó cũng quay đầu.

Hãng hàng không quốc tế Ukraine đã chuyển hướng một chuyến bay từ Kiev đến Moldova, trong khi một số máy bay của hãng vẫn nằm ở Kiev. Tuần trước, hãng đã gửi một phần đội bay ra nước ngoài an toàn. Trong khi đó, hãng hàng không Wizz Air của Hungary cho biết đang cố gắng sơ tán phi hành đoàn, gia đình họ và 4 máy bay của hãng tại Ukraine.

Ngoài ra, Nga đã đóng cửa không phận đối với các máy bay của Anh vào ngày 25/2. Đây là động thái đáp trả lệnh cấm của Anh đối với các tàu sân bay của hãng hàng không Nga vào không phận hoặc hạ cánh trên lãnh thổ Anh. Phía London đã đưa các hãng hàng không của Nga vào một gói biện pháp trừng phạt nhằm trừng phạt Nga vì hành động quân sự vào Ukraine.

Cuộc khủng hoảng hàng không châu Âu sẽ tiếp tục phủ bóng đen lên nhu cầu đi lại đã tăng lên sau hai năm bị hạn chế nghiêm trọng do đại dịch Covid-19 gây ra.

Trong ngày 26/2, quân đội Nga đã tiến vào thủ đô Kiev (Ukraine) và giao tranh trên đường phố đã nổ ra trong khi các quan chức thành phố kêu gọi người dân đến nơi trú ẩn.

Các quan chức Ukraine báo cáo họ đã ngăn chặn thành công một số cuộc tấn công nhưng giao tranh vẫn tiếp diễn gần thủ đô. Các cuộc giao tranh được báo cáo ở rìa thành phố cho thấy các đơn vị nhỏ của Nga đang thăm dò các tuyến phòng thủ của Ukraine, để dọn đường cho các lực lượng chính.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gửi thông điệp đến người dân Ukraine, tuyên bố ông vẫn ở lại thủ đô và quân đội Ukraine sẽ không hạ vũ khí.

Trong diễn biến liên quan, ngày 25/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chấp nhận đề nghị đàm phán của Kiev. Phía Nga sẵn sàng cử một phái đoàn tới Minsk để hội đàm với Ukraine. Tuy nhiên, Ukraine đề nghị xem xét lại và đề xuất địa điểm đàm phán ở Warsaw, tiếp theo họ tạm dừng liên lạc.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.