ADB: Lợi ích thu được sẽ gấp 5 lần chi phí nếu Châu Á tăng tốc khử phát thải

môi trường CHÂU Á
18:24 - 27/04/2023
0:00 / 0:00
0:00
Chiều 27/4, ngân hàng ADB nhận định rằng, nỗ lực chủ động giảm phát thải khí nhà kính sẽ mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho châu Á gấp 5 lần chi phí các quốc gia phải chi ra để giảm tác hại của biến đổi khí hậu. 

Theo báo cáo “Triển vọng phát triển Châu Á: Chuyển dịch toàn cầu sang phát thải ròng” do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố chiều 27/4, châu Á được đánh giá là châu lục rất dễ tổn thương trước biến đổi khí hậu.

Cụ thể, châu Á chiếm tỷ trọng phát thải khí nhà kính (GHG) toàn cầu ngày càng tăng. Mặc dù lượng khí thải lịch sử từ châu lục này thấp, nhưng đang có mức tăng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu.

Tỷ lệ phát thải khí nhà kính toàn cầu của khu vực đã tăng gấp đôi từ 22% năm 1990 lên 44% vào năm 2019 và dự kiến ​​sẽ duy trì tỷ lệ này cho đến giữa thế kỷ theo các chính sách hiện hành.

Báo cáo cũng nhận định rằng với kịch bản ấm lên toàn cầu trung bình gần 4°C vào năm 2100, những tổn thất do biến đổi khí hậu sẽ tăng dần theo thời gian. Theo tính toán của ADB, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thiệt hại 24% ở toàn bộ Châu Á, 35% ở Ấn Độ, 30% ở biến đổi khí hậu.

ADB nhận định, chính sách khí hậu rời rạc của các quốc gia cho đến nay khó có thể đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Paris. Việc hành động sớm có thể giảm thiểu chi phí dài hạn cho các quốc gia.

Khí thải từ các khu vực: Châu Á, EU, Mỹ Latinh và Caribe, Bắc Mỹ, Phần còn lại của thế giới. Nguồn: Báo cáo của ADB.

Khí thải từ các khu vực: Châu Á, EU, Mỹ Latinh và Caribe, Bắc Mỹ,
Phần còn lại của thế giới. Nguồn: Báo cáo của ADB.

Theo tính toán của báo cáo, chi phí tổng thể để đạt được quá trình khử carbon ròng bằng 0 có thể giảm 10% – 20% nếu sớm thúc đẩy hành động khử carbon bắt đầu ngay bây giờ, thay vì đợi đến sau thời hạn cam kết tự nguyện quốc gia đóng góp vào ứng phó với biến đổi khí hậu (NDC) đến năm 2030.

Trong kịch bản thế giới phối hợp cùng nhau ngay lập tức để giảm tình trạng ấm lên toàn cầu ở mức dưới 2°C, phù hợp với Hiệp định Paris, chi phí của khu vực này sẽ vào khoảng 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm, ngay cả khi chưa tính tới lợi ích về chất lượng không khí hoặc khí hậu.

Theo kịch bản giảm phát thải ròng tăng tốc, 346.000 sinh mạng ở châu Á sẽ được được cứu sống năm 2030. Ngoài ra, hàng triệu tấn sản xuất gạo và lúa mì sẽ được cứu khỏi thiệt hại do ô nhiễm không khí.

Ngoài ra, lộ trình cắt giảm phát thải có thể dẫn đến sự gia tăng lớn về việc làm trong ngành năng lượng, với 1,5 triệu việc làm bổ sung có khả năng được tạo ra ở châu Á vào năm 2050.

Mô hình cho thấy rằng khử carbon tích cực sẽ dẫn đến mất 1,4 triệu việc làm trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch ở châu Á đến năm 2050, trong khi hơn 2,9 triệu việc làm mới sẽ được tạo ra, chủ yếu là trong sản xuất, lắp đặt và vận hành phát điện quang điện mặt trời và điện gió. Việc làm mới được tạo ra sẽ có xu hướng tay nghề cao hơn so với công việc mất đi.

Để đạt được các mục tiêu đó, ADB khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách cần tập trung vào 3 lĩnh vực chính: Định giá carbon và cải cách trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch và sử dụng đất; có các quy định và cơ chế khuyến khích huy động tài chính và thúc đẩy năng lượng sạch hơn; Bảo trợ xã hội và hỗ trợ việc làm để bảo đảm công bằng.

Quá trình chuyển đổi này đòi hỏi phải nhanh chóng thay thế than đá và các nhiên liệu hóa thạch khác bằng các nguồn năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo tồn các “bể chứa carbon”, chẳng hạn như rừng.

Ông Albert Park, chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB nhận định, để chính sách khí hậu thành công, chúng ta cần áp dụng những cách tiếp cận hiệu quả về mặt kinh tế, ví dụ như định giá carbon.

"Việc chuyển dịch hiệu quả để đạt được các mục tiêu của Hiệp định Paris có thể mang lại những lợi ích cao gấp năm lần chi phí. Thế giới cần phối hợp cùng nhau để đạt được các mục tiêu khí hậu của chúng ta và bảo đảm tăng trưởng và thịnh vượng bền vững, trong đó không ai bị bỏ lại phía sau”.

Ông Albert Park, Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB

Theo ông Albert Park, Châu Á và Thái Bình Dương đang đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Khu vực này chiếm tới 70% dân số toàn cầu đang đối mặt rủi ro do mực nước biển dâng.

Đồng thời, nơi đây cũng chiếm gần một nửa lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu vào năm 2019. Sẽ không thể đạt được các mục tiêu kinh tế và phát triển của Châu Á - Thái Bình Dương đồng thời với việc tránh được rủi ro khí hậu thảm khốc nếu không chuyển đổi mô hình tăng trưởng của khu vực.

Báo cáo này là một phần của báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO), ấn phẩm kinh tế hàng đầu của ADB.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.