Ảnh: Siêu máy bay vận tải duy nhất trên thế giới bị phá hủy tại Ukraine

Vận Tải ukraine
14:59 - 28/02/2022
Theo chính phủ Ukraine hôm 27/2, chiếc máy bay chở hàng lớn nhất thế giới và chỉ có một chiếc duy nhất đang hoạt động là Antonov-225 của nước này đã bị phá hủy trong các cuộc không kích của Nga, nhằm vào khu vực ngoại ô thủ đô Kiev.

Trong một tuyên bố chính thức, tập đoàn sản xuất vũ khí của Ukraine là Ukroboronprom cho biết chi tiết, Nga đã phá hủy chiếc Antonov-225 (thường gọi là siêu máy bay vận tải AN-225) tại sân bay Antonov, thuộc khu vực Gostomel giáp thủ đô Kiev.

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba cũng thông báo trên mạng xã hội Twitter rằng Nga đã phá hủy AN-225 hay còn được gọi là Mriya. Là chiếc máy bay lớn nhất thế giới, Mriya có nghĩa là “giấc mơ” trong tiếng Ukraine và là niềm tự hào của nước này. Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh rằng Nga đã có thể phá hủy “giấc mơ” của ngành hàng không Ukraine, nhưng họ không thể phá hủy giấc mơ về một quốc gia châu Âu mạnh mẽ.

Theo ước tính của tập đoàn Ukroboronprom, việc sửa chữa và khôi phục Mriya có thể tiêu tốn hơn 3 tỷ USD và thời gian khôi phục có thể lên tới 5 năm. Đại diện của công ty khẳng định: “Nhiệm vụ của chúng tôi là đảm bảo Nga phải chi trả những chi phí gây thiệt hại cho ngành hàng không Ukraine”. Với chiều dài 84m, chiếc Mriya có thể vận chuyển tới 250 tấn hàng hóa tối đa ở tốc độ 850km/h.

Kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin phát động tấn công Ukraine, sân bay Gostomel đã ghi nhận nhiều cuộc đụng độ gây thiệt hại tại đây. Theo tuyên bố của quân đội Nga, nước này chỉ nhắm mục tiêu tới các cơ sở hạ tầng chiến lược chứ không nhắm vào các mục tiêu dân sự.

Máy bay AN-225. Ảnh: Kārlis Dambrāns

Máy bay AN-225. Ảnh: Kārlis Dambrāns

AN-225 ban đầu được chế tạo như là một phần của chương trình hàng không của Liên Xô, nhằm chở tàu con thoi Buran cùng tên lửa của nó. Nguyên bản của AN-225 là AN – 124 Ruslan, một chiếc máy bay vốn đã có kích thước khổng lồ và thậm chí còn lớn hơn cả chiếc Boeing 747-400 là chiếc máy bay phản lực chở khách thân rộng có nhiều đơn đặt hàng nhất trên thế giới.

Chuyến bay đầu tiên của chiếc máy bay này được thực hiện vào năm 1988. Vào năm 1989 sau khi cõng Buran tới Triễn lãm Hàng không Paris, AN-225 cũng chính thức được đưa vào nhà kho để lưu. Sau khi Liên Xô sụp đổ, chiếc máy bay này đã phải nằm không tới 7 năm trước khi được hãng hàng không Antonov đưa trở lại bầu trời. Từng có đề xuất biến nó thành một khách sạn trên không có bể bơi và không gian cho 1500 hành khách đã thất bại.

Vào năm 2001, chiếc AN-225 đã được nâng cấp toàn diện và lập được 124 kỷ lục thế giới trong cùng năm. Tới tháng 4/2020, AN-225 của Ukraine lập thêm một kỷ lục Guiness thế giới khi vận chuyển 100 tấn trang bị bảo hộ, kit xét nghiệm và thuốc men nhằm phục vụ công tác chống dịch Covid-19 từ Thiên Tân, Trung Quốc tới Warsaw, Ba Lan.

Chiếc máy bay này được hãng hàng không Antonov của Ukraine khai thác nhằm mục đích chuyên chở hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa có tải trọng lớn. Tuy nhiên, Mriya rất ít khi được bay do chi phí vận hành của nó vô cùng cao. Theo Antonov, chiếc máy bay khổng lồ này tiêu tốn tới 20 tấn nhiên liệu mỗi giờ, tương đương với 6.700 USD theo tỷ giá năm 2020. Vì vậy trong năm 2019, máy bay vận tải AN-225 chỉ bay tổng cộng 20 chuyến và con số này giảm xuống 1 nửa còn 10 chuyến trong năm 2020.

Việc vận tải thiết bị và xây dựng lên chiếc máy bay này cũng hết sức phức tạp, vì vậy cho tới hiện tại vẫn chưa từng xuất hiện chiếc AN-225 thứ 2. Điều này khiến nó trở thành máy bay vận tải chiến lược lớn nhất và cũng là duy nhất trên thế giới.

Kích thước ấn tượng của AN-225. Ảnh: Antonov Airlines

Kích thước ấn tượng của AN-225. Ảnh: Antonov Airlines

Hệ thống bánh xe của AN-225 phải được thay mới sau mỗi 90 lần hạ cánh. Ảnh: Antonov Airlines

Hệ thống bánh xe của AN-225 phải được thay mới sau mỗi 90 lần hạ cánh. Ảnh: Antonov Airlines

Động cơ của AN-225 có chiều cao 3m, rộng 2,8m và nặng 4 tấn. Ảnh: Antonov Airlines

Động cơ của AN-225 có chiều cao 3m, rộng 2,8m và nặng 4 tấn. Ảnh: Antonov Airlines

Việc nạp nhiên liệu cho AN-225 có thể tốn từ nửa giờ tới 1 ngày rưỡi tùy vào công suất chở hàng. Ảnh: Antonov Airlines

Việc nạp nhiên liệu cho AN-225 có thể tốn từ nửa giờ tới 1 ngày rưỡi tùy vào công suất chở hàng. Ảnh: Antonov Airlines

Khoang bảo hành với 18 chỗ ngồi dùng để dùng bữa, tổ chức hội nghị và làm việc với các tài liệu kỹ thuật. Ảnh: Antonov Airlines

Khoang bảo hành với 18 chỗ ngồi dùng để dùng bữa, tổ chức hội nghị và làm việc với các tài liệu kỹ thuật. Ảnh: Antonov Airlines

Khoang hàng hóa dài 43m, rộng 6,4m và cao 4,4m. Ảnh: Antonov Airlines

Khoang hàng hóa dài 43m, rộng 6,4m và cao 4,4m. Ảnh: Antonov Airlines

Phi hành đoàn của máy bay gồm 6 thành viên: cơ trưởng, sĩ quan thứ nhất, hoa tiêu, kỹ sư trưởng chuyến bay, kỹ sư trang thiết bị trên máy bay và điều hành viên hệ thống radio. Ảnh: Antonov Airlines

Phi hành đoàn của máy bay gồm 6 thành viên: cơ trưởng, sĩ quan thứ nhất, hoa tiêu, kỹ sư trưởng chuyến bay, kỹ sư trang thiết bị trên máy bay và điều hành viên hệ thống radio. Ảnh: Antonov Airlines

Bảng công cụ của kỹ sư trưởng chuyến bay. Ảnh: Antonov Airlines

Bảng công cụ của kỹ sư trưởng chuyến bay. Ảnh: Antonov Airlines

Vladimir Yurievich Mosin - Cơ trưởng của máy bay AN-225. Ảnh: Antonov Airlines

Vladimir Yurievich Mosin - Cơ trưởng của máy bay AN-225. Ảnh: Antonov Airlines

Khoang kĩ thuật của máy bay. Ảnh: Antonov Airlines

Khoang kĩ thuật của máy bay. Ảnh: Antonov Airlines

Cần điều khiển. Ảnh: Antonov Airlines

Cần điều khiển. Ảnh: Antonov Airlines

Tin liên quan

Đọc tiếp