Áp lực chốt lời khiến VN-Index 'quay xe', cổ phiếu ngân hàng đỏ sàn

CHỨNG KHOÁN Việt nAM
16:45 - 05/01/2022
VN-Index hôm nay giảm hơn 3 điểm - Ảnh minh họa
VN-Index hôm nay giảm hơn 3 điểm - Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
Giới phân tích dự báo, dù thị trường vẫn còn quán tính tăng điểm, nhưng áp lực bán chốt lời sẽ gia tăng và gây sức ép cho thị trường trong phiên giao dịch tiếp theo.

Kết phiên sáng, VN-Index tiếp tục vượt đỉnh khi tăng lên 1.534,53 điểm, với sự hậu thuẫn của cổ phiếu bất động sản và năng lượng. Tuy nhiên nhóm cổ phiếu lớn, đặc biệt là ngân hàng bị “chốt lời” dần đến đà tăng bị kéo ngược. Kết phiên 5/1, VN30-index giảm sâu 12 điểm trong khi VN-Index giảm nhẹ 3 điểm, ở mức 1.522,5.

Trong nhóm ngân hàng, VCB từ mức tăng mạnh nhất nhóm và đóng góp nhiều điểm thứ 2 cho VN-Index trong phiên sáng đã bị bán mạnh trong phiên chiều. Đóng cửa, giảm 1,3% xuống 79.000 đồng. Một số mã bank giảm đáng kể khác là BVB (-2,6%), MSB (-2,5%), SHB (-2,2%), ACB (-2%). Các mã khác như VPB, VBB, TPB, SSB, SGB, OCB, MBB, LPB, HDB… đều giảm từ 1-2%. Trong phiên hôm nay, các mã xanh hiếm hoi là ABB, EIB, PGB, STB. Đáng chú ý có một mã tăng trần là NVB với tỷ lệ 10% (36.300 đồng).

Ở rổ VN30, sắc đỏ cũng chiếm ưu thế khi tâm lý FOMO (sợ mất cơ hội) kích hoạt dòng tiền chảy mạnh. Trong đó, MSN gây bất ngờ cho những nhà đầu tư yêu thích cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng Masan khi mở phiên trong sắc xanh nhưng chốt phiên giảm sâu hơn 5%, đẩy giá xuống 161.000 đồng/cổ phiếu. Các “anh lớn” khác như VIC, VHM, PNJ, PDR cũng giảm nhẹ hơn 1%.

Diễn biến VN-Index đến phiên 5/1.

Diễn biến VN-Index đến phiên 5/1.

Ngoài áp lực chốt lời nhóm ngân hàng, bluechips thì thị trường chứng khoán hôm nay cho thấy sự sàng lọc, phân hóa rất rõ nét. Trong khi nhiều cổ phiếu giảm sâu thì cũng nhiều cổ phiếu tăng trần, gần trần. Cụ thể, sàn HoSE ghi nhận 20 mã tăng kịch biên độ; HNX 15 mã và UpCOM 25 mã.

Như ở nhóm dầu khí, sau phiên thăng hoa hôm qua thì hôm nay đa số dắt nhau “quay xe”. Tuy nhiên PEQ (UpCOM) của Công ty Cổ phần Thiết bị xăng dầu Petrolimex lại vươn lên kịch biên độ. Mức tăng 15% kéo thị giá PEQ lên 44.500 đồng, nhưng số lượng giao dịch không nhiều, chỉ 50 cổ phiếu.

Hay ở nhóm bluechips, VRE giữ nguyên sắc tím từ khi đạt được mức giá 33.300 đồng hồi phiên sáng. VRE còn gây chú ý với dư mua trần hàng triệu cổ phiếu cuối phiên. GAS cũng tăng mạnh phiên thứ 2 liên tiếp và củng cố mức giá trên 100.000 đồng.

Cặp đôi cổ phiếu họ FLC là FLC và ROS cũng tham gia vào “câu lạc bộ tím” chiều nay với thanh khoản rất mạnh, dẫn đầu thị trường. Trong đó, ROS khớp 46,5 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức trần 14.900 đồng; FLC khớp 40,9 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức trần 20.000 đồng, thậm chí còn dư mua trần tới 12,5 triệu đơn vị.

Ngoài các mã trên, hôm nay còn có hàng loạt cổ phiếu thị trường vừa và nhỏ khác (chủ yếu thuộc nhóm bất động sản và xây dựng) tăng trần với dư mua trần lớn như HAG, HNG, TTF, JVC, FCN, ASM, UDC, VHC, APC…

Nhóm ngân hàng chìm trong sắc đỏ.

Nhóm ngân hàng chìm trong sắc đỏ.

Kết phiên hôm nay, tổng giá trị khớp lệnh đạt 37.019 tỷ đồng, tăng 17% so với phiên hôm qua; trong đó giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 16% lên mức 20.618 tỷ đồng. Khối ngoại cũng diễn biến tiêu cực khi bán ra 1.828 tỷ đồng và mua vào 1.572 tỷ trên sàn HoSE, tương ứng bán ròng hơn 250 tỷ đồng. Trong đó MSN bị bán mạnh nhất và VHM, CTG được mua ròng nhiều nhất.

Theo nhận định của giới phân tích, dòng tiền đã quay lại thị trường cùng tâm lý FOMO về gói kích cầu kinh tế đã giúp thanh khoản tăng mạnh. Dự báo thị trường vẫn còn quán tính tăng điểm nhưng áp lực bán chốt lời sẽ gia tăng và gây sức ép cho thị trường trong phiên giao dịch tiếp theo.

Chứng khoán Rồng Việt khuyến nghị nhà đầu tư tránh mua đuổi và quan sát diễn biến tranh chấp của thị trường, đồng thời có thể cân nhắc chốt lời tại một số cổ phiếu ở vùng giá tốt để gặt hái thành quả.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.